Tổ chức hợp tác Thượng Hải sẽ thành lập CLB năng lượng?
Dư luận quan tâm tới Hội nghị cấp cao Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) lần thứ 10 được tổ chức hôm 7/11 tại Saint-Peterburg, Nga bởi diễn ra sau Hội nghị thượng đỉnh G20 ở thành phố Cannes, Pháp, nhưng Hy Lạp vẫn chưa ổn định sau tuyên bố từ chức của Thủ tướng George Papandreou tối 6/11 và đặc biệt SCO mới kỷ niệm 10 năm thành lập tổ chức này (2001-2011).
Giới truyền thông đưa tin, tại cuộc họp cấp cao SCO, các nhà lãnh đạo SCO cùng 4 nước quan sát viên (Mông Cổ, Pakistan, Iran, Ấn Độ) và một số tổ chức quốc tế như Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Cộng đồng kinh tế Á-Âu (EAEC), Ủy ban Kinh tế-Xã hội châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc… thảo luận các vấn đề như an ninh khu vực, chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai, tội phạm có tổ chức, củng cố hợp tác kinh tế và thương mại đa phương theo tinh thần cùng thắng, cùng hưởng lợi.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo còn tổng kết hoạt động hợp tác toàn diện của SCO trong năm qua, phân tích tình hình khu vực, quốc tế và thảo luận các bước quy hoạch tiếp theo cho tổ chức này như hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động cho cơ quan thường trực SCO.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Nga Putin. |
Giới truyền thông đưa tin, các lãnh đạo SCO cũng thảo luận việc thành lập Câu lạc bộ năng lượng. Đây là sáng kiến của Nga và dự kiến Câu lạc bộ năng lượng sẽ bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2012. Nếu việc này được thông qua và Câu lạc bộ năng lượng đi vào hoạt động sẽ khiến các nước hữu quan phải quan tâm bởi vấn đề an ninh năng lượng đã và đang là chủ đề chú ý của nhiều quốc gia.
Được biết, Thủ tướng Nga Putin có các cuộc đàm phán song phương với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Pakistan Yusuf Gilani để tăng cường hợp tác an ninh tại khu vực Trung Á. Cách đây gần 4 tháng (giữa tháng 6/2011), lãnh đạo SCO đã nhóm họp tại Kazakhstan và thông qua đường lối chiến lược trong lĩnh vực đấu tranh chống ma túy, sự phát triển cơ cấu chống khủng bố, giải quyết tình hình ở Afghanistan, mở rộng sự đối tác trong lĩnh vực xã hội, kinh tế và văn hóa.
Giới truyền thông đưa tin, với diện tích 30 triệu km2 (khoảng 3/5 lục địa Âu-Á) cùng dân số gần 1,6 tỷ người, SCO đang thể hiện vai trò của mình trong khu vực cũng như trên trường quốc tế cho dù Trung Quốc từng coi SCO là tổ chức kinh tế.
Cách đây hơn 10 năm (15/6/2001), SCO được thành lập với sự tham gia của Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan. Nga từng coi SCO là liên minh khu vực có thể đối trọng với NATO và từng đưa ra khả năng kết nạp các nước khác trong khu vực vào tổ chức này. Dự kiến, SCO sẽ kết nạp