Philippines phản đối Trung Quốc triển khai “dự án Tam Sa”
>>Trung Quốc sẽ tăng cường tuần tra trên biển Hoa Đông
Đồng thời, ông Albert del Rosario cũng nhấn mạnh rằng, động thái này của Trung Quốc (nếu có) đang vi phạm nghiêm trọng chủ quyền tài phán, chủ quyền quốc gia của những nước trong khu vực và có chung biên giới trên Biển Đông.
Chưa hết, để có được thông tin nhiều chiều về vấn đề này, Ngoại trưởng Philippines còn yêu cầu tờ Philippinepost có chi nhánh ở Bắc Kinh cho biết cụ thể về việc Trung Quốc đang dự định chi 10 tỷ NDT (tương đương 1,6 tỷ USD) để xây dựng sân bay, bến cảng và một số dự án cơ sở hạ tầng khác trên các hòn đảo đang là trọng tâm của cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước khác.
Ông Albert del Rosario nói: “Chúng tôi đang yêu cầu thẩm định lại các thông tin. Chúng tôi hy vọng đây chỉ là tin đồn. Nhưng nếu đúng là thật thì Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng những quy định trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ ngoại giao Philippines Raul Hernandez cũng chỉ trích kế hoạch này của Trung Quốc và nhấn mạnh: “Hành động của Trung Quốc trong việc củng cố cái gọi là “thành phố Tam Sa” là một hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)”. Ông Raul Hernandez cũng cho biết thêm,
Trong năm 2012, các cuộc “chạm chán” giữa tàu Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông cùng những hành động áp đặt, ngang ngược của Trung Quốc ở vùng biển này đã trở thành tâm điểm của nhiều cuộc hội thảo quốc tế. |
Được biết, hôm 26/12, tin từ tờ Kinh tế thế kỷ 21 xuất bản tại Quảng Đông và nhật báo Taipei Times đưa tin rằng, ông Tưởng Định Chi, Chủ tịch tỉnh Hải Nam (nơi Trung Quốc tự ý trao cái gọi là “quyền chủ quản của thành phố Tam Sa”) cho hay, chính quyền Bắc Kinh đã phê chuẩn kế hoạch đầu tư quy mô nói trên ở cái gọi là “thành phố Tam Sa” vi phạm nghiêm trọng chủ quyền tại 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Thậm chí, ông Tưởng Định Chi còn khẳng định, một số công trình xây dựng đã bắt đầu. Ngoài các hạ tầng cơ sở, ngân sách dành cho cái gọi là “thành phố Tam Sa” sẽ được dùng để chi phí cho việc phát triển ngành đánh cá và nhất là “thực thi luật pháp” trên biển, cụ thể là mua thêm tàu tuần tra và tàu tiếp tế.
Việc mua thêm tàu nằm trong chủ trương từng được loan báo vào tháng 11, theo đó, kể từ ngày 1/1/2013, cảnh sát biên phòng tỉnh Hải Nam sẽ có quyền lên tàu lục soát, bắt giữ hay trục xuất tất cả tàu thuyền nước ngoài bị cho là xâm nhập "bất hợp pháp" vào vùng biển này.
Điều đáng nói là trước những hành động tự ý và ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông, dư luận quốc tế đã nhiều lần bày tỏ lo ngại rằng tuyến đường hàng hải thương mại quốc tế nhộn nhịp hàng đầu thế giới này có nguy cơ bị Bắc Kinh biến thành “ao làng”. Các học giả quốc tế còn chỉ ra rằng, hành động này của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản được quy định bởi luật pháp quốc tế.
Trên thực tế,
Ngày 27/12, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin còn tiết lộ, nước này sẽ mua thêm 3 máy bay trực thăng AW 109 “Power” với tổng trị giá khoảng 32,5 triệu USD để phục vụ cho công tác tuần tra trên biển của hải quân. Vì thế, nhiều nhà phân tích đã không loại trừ khả năng xảy ra những đụng độ mới trên Biển Đông sau những động thái nói trên của Trung Quốc