Philippines cáo buộc Trung Quốc phá hoại môi trường biển Đông
>> Tiếp tục phản đối những sai trái về đường lưỡi bò
Hãng Philstar ngày 28/7 dẫn lời nghị sĩ Philippines Teodoro Casino kêu gọi Trung Quốc “ngừng phá hoại các rặng san hô”, “phá hoại môi trường” ở biển Đông. Trong khi đó, các chuyên gia bảo tồn thiên nhiên của Philippines cũng khẳng định, hành động khai thác san hô của Trung Quốc xung quanh đảo Thị Tứ phá vỡ nghiêm trọng hệ sinh thái quanh Tam giác San hô.
Bài báo đăng trên trang web của Philippine Daily Inquirer ngày 28/7 cũng trích lời của ông Romeo Trono, cựu lãnh đạo Sở Bảo tồn quốc tế Philippines và chương trình bảo tồn rùa của chính phủ kêu gọi các quốc gia tham gia Hiệp định quốc tế về bảo vệ Tam giác San hô đề nghị Trung Quốc ngừng ngay các hành động khai thác san hô tại biển Đông.
Theo lời kể của một số ngư dân Philippines, các tàu của Trung Quốc đã thu hoạch san hô ở khu vực cách đảo Thị Tứ 3km. Tính đến chiều 27/7, ít nhất 7 tàu cá của Trung Quốc tiếp cận phía Đông đảo Thị Tứ trong khi 2 tàu khác thu hoạch san hô ở khu vực lân cận. Còn theo thông tin do các báo Trung Quốc cung cấp, sáng 28/7, 30 tàu đánh cá và hậu cần của Trung Quốc đã rời khỏi vùng biển quần đảo Trường Sa và quay về Hải Nam. Thời gian cập cảng ở Hải Nam dự kiến là 4 ngày.
Theo tin từ Philippines, khoảng 20 tàu cá Trung Quốc, với sự hộ tống của ít nhất 2 khu trục hạm đã được triển khai xung quanh đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa từ hôm 24/7. |
Tổng thống Bengino Aquino còn khẳng định Philippines sẽ đối thoại tích cực với các quốc gia láng giềng và theo đuổi “con đường luật pháp” để đạt được một giải pháp “có thể chấp nhận được”. Thượng nghị sĩ Rodolfo Biazon hôm 27/7 cho hay, đã đến lúc phải đề nghị lực lượng hòa bình của LHQ giúp ngăn chặn những xung đột giữa Philippines và Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp trên Biển Đông, đặc biệt là khu vực bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham.
Chưa hết, ông Rodolfo Biazon còn đề xuất, chính quyền Manila có thể gửi đơn khiếu nại lên Tòa án quốc tế về luật biển (ITLOS) để trình bày tranh chấp giữa hai nước tại khu vực bãi đá ngầm Scarborough/ Hoàng Nham và đề nghị giải quyết theo UNCLOS bởi cả Philippines và Trung Quốc đều đã thông qua luật này. Rex Robles, một sĩ quan hải quân về hưu khẳng định, Chính phủ Philippines nên đề nghị LHQ phái không chỉ lực lượng gìn giữ hòa bình mà cả lực lượng cảnh sát biển tới ngăn chặn những hành động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Rất nhiều học giả, chính trị gia quốc tế đã bày tỏ sự phản đối trước “thái độ ngang ngược” của Trung Quốc cũng như cái gọi là “đường lưỡi bò” mà quốc gia này tuyên bố chủ quyền.
Tại Trung Quốc, đi đầu trong nhóm học giả chống lại “đường 9 đoạn” có ông Lý Lệnh Hoa, nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu hải dương quốc gia Trung Quốc. Học giả này đã có nhiều bài phát biểu thẳng thắn phê phán những quan điểm sai trái về vấn đề Biển Đông, bác bỏ cái gọi là “đường 9 đoạn”, chủ trương giải quyết những tranh chấp theo Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và luật pháp quốc tế. Cùng với Giáo sư Lý Quốc Hưng thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải, học giả Lý Lệnh Hoa khẳng định “đường chín đoạn không có kinh độ, vĩ độ cụ thể, không có căn cứ pháp luật”.
Theo học giả, nhà bình luận nổi tiếng của trang báo mạng Phượng Hoàng (Hong Kong, Trung Quốc) Tiết Lý Thái, “đường 9 đoạn” chỉ là sự tưởng tượng và “ngày nay, cư dân mạng Trung Quốc không ngừng hô hào những luận điệu hiếu chiến trong thế giới ảo. Tuy nhiên, sau khi thoát khỏi thế giới ảo, chúng ta phải trở về thế giới thực tại”