Những thách thức của tân Tổng thống Pakistan

Thứ Hai, 08/09/2008, 08:16
Thách thức lớn nhất của tân Tổng thống Asif li Zardari hiện nay là hòa giải những tranh chấp quyền lực giữa các phe phái, nhất là đối với cựu Thủ tướng Nawaz Sharif, Chủ tịch PML-N, cũng như những người ủng hộ cựu Tổng thống Pervez Musharraf.

Lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới đã gọi điện hoặc gửi điện chúc mừng sau khi biết tin Chủ tịch đảng Nhân dân Pakistan (PPP) sif li Zardari, chồng cố Thủ tướng Benazir Bhutto đắc cử Tổng thống trong cuộc bầu cử hôm 6/9.

Theo kết quả thông báo chính thức của ủy ban Bầu cử Pakistan hôm 7/9, ông sif li Zardari đã giành được 481 trong tổng số 702 phiếu tại 4 hội đồng tỉnh, Thượng viện và Hạ viện Pakistan.

Từ những thách thức hiện hữu

Với kết quả kể trên, ông Asif li Zardari đã trở thành Tổng thống thứ 11 của Pakistan. Nhưng điều đáng nói là ông Asif li Zardari đắc cử Tổng thống cho dù không xuất thân từ quân đội, một việc trái với "lệ thường" từ trước đến nay.

Tuy nhiên, lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống của ông Asif li Zardari vẫn diễn ra vào ngày 8/9. Bộ trưởng Thông tin Sherry Rehman gọi đây là một ngày lịch sử đối với nền dân chủ ở Pakistan cũng như PPP.

Ông Asif li Zardari là một trong những chính trị gia gây tranh cãi nhiều nhất trên chính trường Pakistan. Tuy nhiên, uy tín của ông đã gia tăng mạnh sau khi bà Benazir Bhutto bị ám sát hồi tháng 12/2007. Nhiều người nói rằng, Tổng thống Asif li Zardari là nhân vật thân phương Tây và ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ.

Thách thức lớn nhất của tân Tổng thống Asif li Zardari hiện nay là hòa giải những tranh chấp quyền lực giữa các phe phái, nhất là đối với cựu Thủ tướng Nawaz Sharif, Chủ tịch PML-N, cũng như những người ủng hộ cựu Tổng thống Pervez Musharraf. Ngoài ra, ông Asif li Zardari cũng phải nhanh chóng "làm quen" với quân đội bởi đây là lực lượng có ảnh hưởng lớn tới chính cục Pakistan.

Tình hình an ninh tại Pakistan cũng là một trong những thách thức không nhỏ đối với Tổng thống Asif li Zardari. Vụ khủng bố tại thành phố Peshawar khiến ít nhất 33 người chết và hàng chục người khác bị thương diễn ra đúng hôm bầu cử 6/9 cho thấy, tình hình an ninh và chính trị ở Pakistan vẫn bất ổn.

Tổng thống Asif li Zardari tuyên bố sẽ ưu tiên phần lớn viện trợ cho 2 tỉnh nghèo là Punjab và Sindh. Những vấn đề kinh tế đang đe dọa tới sự ổn định của Pakistan - lạm phát tăng cao và giá chứng khoán giảm tới 40% kể từ đầu năm đến nay. Giới quan sát cho rằng, Pakistan đang cần ổn định để sớm vực dậy nền kinh tế ốm yếu của mình.

Về phần mình, ngay sau khi ứng cử viên Saeed-uz-Zaman Siddiqui, người của đảng Liên minh Hồi giáo Pakistan (PML-N) của cựu Thủ tướng Nawaz Sharif thất cử vì chỉ giành được 153 phiếu trong tổng số 702 phiếu bầu, đại diện của PML-N đã thừa nhận thất bại. Đồng thời kêu gọi PPP cũng như nội các của Thủ tướng ËYousaf Raza Gilani nhanh chóng bình ổn chính cục.

Ông Nawaz Sharif không những kêu gọi Tổng thống sif li Zardari trung lập trong quá trình điều hành đất nước, mà còn yêu cầu Chủ tịch PPP nhanh chóng phục chức cho những thẩm phán bị cựu Tổng thống Pervez Musharraf sa thải hồi tháng 11/2007, trong đó có cựu Chánh án Tòa án tối cao Iftikhar Mohammad Chaudhry.

Được biết, phe đối lập đang cố gắng giảm bớt quyền lực của Tổng thống - có quyền giải tán Quốc hội, bãi nhiệm Chính phủ, Thẩm phán và chỉ định các chức vụ chủ chốt trong quân đội.

Đến thách thức vô hình

Sau khi kết hôn (18/12/1987) với bà Benazir Bhutto, ông sif li Zardari đã ít nhiều tác động tới con đường chính trị của vợ. Thậm chí có người còn nói, vì ông Asif li Zardari nên cố Thủ tướng Benazir Bhutto đã phải sống lưu vong hơn 8 năm ở nước ngoài. Tuy nhiên, những cáo buộc tham nhũng đối với 2 vợ chồng ông Asif li Zardari tới nay đã được "gột sạch".

Trước đây từng có tin nói rằng, sau khi vợ tái đắc cử nhiệm kỳ 2, ông Asif li Zardari đã mở một tài khoản tại Citibank ở Geneva (năm 1995) để nhận khoảng 40 triệu USD trong tổng số 100 triệu USD tiền hoa hồng mà các công ty nước ngoài muốn vào làm ăn tại Pakistan phải chi trả.

Giới truyền thông từng đăng tải nhiều vụ nhận hoa hồng trị giá hàng trăm triệu USD của ông Asif li Zardari từ những hợp đồng và các vụ đấu thầu của chính phủ trong thời kỳ bà Benazir Bhutto đương nhiệm. Do đó, ông Asif li Zardari mới nổi tiếng với biệt danh "Ông 10%". 

Cách đây không lâu, cơ quan điều tra Pháp từng chuyển cho các điều tra viên Pakistan tài liệu nói về vụ làm ăn tai tiếng của công ty do ông Asif li Zardari nắm quyền kiểm soát ở Thụy Sĩ. Từ công ty này, ông Asif li Zardari đã nhận được 5% tiền hoa hồng của Dassault viation, tập đoàn sản xuất máy bay của Pháp khi hãng này ký hợp đồng bán máy bay chiến đấu cho không quân Pakistan.

Những cáo buộc tham nhũng kể trên từng bị bà Benazir Bhutto phản đối vì cho rằng "xuất phát từ động cơ chính trị" và được Tổng kiểm toán Pakistan ủng hộ. Trong 3 năm (1990-1992), Tổng thống Ghulam Ishaq Khan đã trả một khoản tiền bất hợp pháp trị giá 28 triệu ruppee cho các cố vấn pháp lý để họ xúc tiến 19 vụ kiện chống lại bà Benazir Bhutto và ông Asif  li Zardari xung quanh tội tham nhũng.

Giới chuyên môn cho rằng, tuy đã đắc cử Tổng thống, nhưng nếu cựu Chánh án Toà án tối cao Iftikhar Mohammad Chaudhry và tất cả những Thẩm phán từng bị cách chức hồi tháng 11/2007 được phục hồi thì những rắc rối pháp lý trước đây của Chủ tịch PPP Asif li Zardari vẫn có khả năng được tái xem xét. Đây sẽ là một thách thức không nhỏ nếu phe đối lập quyết tâm theo đuổi mục đích này

Quốc Trung
.
.
.