Nhật -Trung giảm hợp tác kinh tế vì căng thẳng ngoại giao
>> Nhật -Trung căng thẳng ngoại giao vì tranh chấp trên biển
Thông kê từ hãng Nissan cho hay, số lượng xe ôtô Nhật Bản được nhập khẩu và tiêu thụ ở Trung Quốc đã giảm đi khá nhiều kể từ tháng 7 đến nay. Trưởng chi nhánh đại diện của Nissan Toshiyuki Shiga cho biết, riêng tại tỉnh Tứ Xuyên, các nhà sản xuất ôtô của Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy quảng cáo bán hàng, mở rộng showroom trưng bày...
Nhưng đây là khó khăn chung chứ không của riêng hãng Nissan. Còn như người quản lý hãng Mazda tại Trung Quốc Noriaki Yamada thì cho hay, các cuộc biểu tình, tuần hành chống Nhật, tẩy chay hàng Nhật... diễn ra ở Thượng Hải đã khiến một lượng khách hàng Trung Quốc không dám mua xe ôtô Nhật Bản mà quay sang tìm các sản phẩm khác có xuất xứ từ châu Âu.
Số lượng khách đến thăm quan showroom của hãng Mazda tại Thượng Hải cũng đã giảm tới gần 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Một quản lý cấp cao khác ở hãng
Bên cạnh đó, một loạt ngành khác như công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin... của Nhật Bản bắt đầu gặp nhiều khó khăn trên thị trường Trung Quốc. Các nhà kinh tế học Nhật Bản còn lo ngại, tình hình hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thương mại-đầu tư có thể tiếp tục giảm bởi Trung Quốc mới đây đã tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm thu hồi chủ quyền lãnh thổ tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Những cuộc biểu tình chống Nhật, đập phá ôtô Nhật kèm chương trình “bài trừ hàng Nhật” ở Trung Quốc trong thời gian vừa qua đã làm ảnh hưởng tới hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước. |
Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 5/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi còn chỉ trích Nhật Bản đã tiến hành quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bất chấp phản đối của Trung Quốc khiến “chủ quyền của Trung Quốc bị xâm phạm và làm tổn thương tình cảm của người dân nước này”.
Theo các nhà phân tích, những giảm sút trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Nhật Bản và Trung Quốc chỉ là bước khởi đầu cho loạt những biến cố có thể xảy ra nếu hai quốc gia này tiếp tục căng thẳng trong vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Sekaku/Điếu Ngư. Người ta cũng không loại trừ khả năng xảy ra một trận hải chiến ở biển Hoa Đông nhất là sau khi chính phủ Nhật Bản đã đồng ý đề xuất của chính quyền Tokyo, mua lại các đảo đang có tranh chấp với Trung Quốc.
Nhật Bản dự định sẽ trả cho những người sở hữu tư nhân mang quốc tịch Nhật Bản khoảng 2,05 tỷ yen (tương đương 26 triệu USD), để mua 3 đảo (gồm cả đảo lớn nhất Uotsurijima trong chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư. Hôm 3/9, Phó Chánh văn phòng nội các Nhật Hiroyuki Nagahama đã gặp các chủ đảo này để thỏa thuận và dự kiến ký kết hợp đồng mua bán vào tuần tới. Tờ Asahi Shimbun cho hay, 3 đảo nói trên thuộc sở hữu của gia đình Kurihara sau khi các thành viên của gia tộc này mua được chúng trong những năm 70 và 80 của thế kỷ trước.
Ý tưởng mua lại đảo do Thị trưởng thành phố Tokyo Shintaro Ishihara đưa ra và số tiền dùng để mua đảo cũng là tiền do ông này quyên góp từ các nguồn khác nhau trong dân chúng. Thủ tướng Yoshihiko Noda sẽ sớm xác nhận việc quốc hữu hóa các hòn đảo trên và phân bổ các quỹ dự trữ dành cho thương vụ này rồi chính thức thông báo với Trung Quốc trong các cuộc gặp bên lề tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc diễn ra vào cuối tháng 9 này.
Xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2012 giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2011. Đây là lần đầu tiên trong 14 năm qua, xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc giảm, trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và quan hệ hai nước có những sóng gió xung quanh việc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Do xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng, thâm hụt thương mại của Nhật Bản trong buôn bán với Trung Quốc đã tăng mạnh lên 17,62 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, so với mức thâm hụt 2,6 tỷ USD cùng kỳ năm 2011. Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) dự báo xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc trong cả năm 2012 sẽ giảm. |