Hàng chục nghìn người Tây Ban Nha biểu tình:

Khó cho Ngân hàng Trung ương châu Âu khi chuẩn bị nhóm họp

Thứ Ba, 01/05/2012, 11:25
Dư luận trong và ngoài khu vực đặc biệt quan tâm tới sự kiện Montenegro trở thành thành viên thứ 154 của WTO hôm 29/4/2012. Bởi việc này diễn ra đúng thời điểm Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cảnh báo về cuộc khủng hoảng việc làm toàn cầu, đặc biệt là tại châu Âu, thị trường việc làm không thể trở lại mức trước cuộc khủng hoảng năm 2008 ít nhất cho đến năm 2016, muộn hơn 2 năm so với dự đoán ban đầu.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh cuộc biểu tình của hàng chục nghìn người Tây Ban Nha hôm 29/4 nhằm phản đối giảm chi tiêu y tế, giáo dục khi kinh tế suy thoái lần 2 trong 3 năm qua đang khiến nước này rơi vào vòng khủng hoảng mới. Dự kiến, trong ngày 1/5, người biểu tình sẽ tiếp tục gia tăng áp lực đối với chính phủ. Sở dĩ nói như vậy vì cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha đã lên tới 24,4%, mức cao nhất trong gần 20 năm qua (hơn 5,6 triệu người).

Theo đó, hơn 50% lao động dưới 25 tuổi ở Tây Ban Nha thất nghiệp và đây là một thách thức không nhỏ đối với chính phủ của Thủ tướng Mariano Rajoy khi đang thực thi các chính sách thắt lưng buộc bụng lần đầu tiên trong 5 tháng, đồng thời tăng thuế bắt đầu từ năm 2013. Dự kiến, tỉ lệ thất nghiệp tại Tây Ban Nha sẽ còn tăng cao trong năm 2012. Ngoài ra, người ta còn lo ngại suy thoái sẽ khiến Madrid phải nhờ cậy tới các khoản vay quốc tế mới.

Hơn nữa, ngày 30/4, tổ chức xếp hạng Standard & Poor's thông báo hạ bậc tín nhiệm đối với 16 ngân hàng Tây Ban Nha. Trong số những ngân hàng bị hạ bậc đáng chú ý nhất có Banco Espanol de Credit. Điều đáng nói là những cuộc biểu tình tại Tây Ban Nha diễn ra trong thời điểm cuộc khủng hoảng chính trị tại Hà Lan và Rumania vừa diễn ra nên thực sự thu hút sự quan tâm của dư luận. Theo đó, những bất ổn trên chính trường 2 nước này đang gia tăng sức ép đối với khu vực đồng Euro (Eurozone). Biến động trên chính trường Hà Lan từng được giới chuyên môn cảnh báo: Hà Lan muốn ra khỏi khu vực Eurozone!

Biểu tình tại Tây Ban Nha.

Những động thái kể trên được tờ El Pais của Tây Ban Nha số ra ngày 29/4 đưa tin, ủy ban châu âu đang chuẩn bị kế hoạch đầu tư toàn diện trị giá 200 tỉ Euro nhằm thúc đẩy kinh tế châu âu. Theo đó, sẽ tập trung vào cơ sở hạ tầng, năng lượng tái tạo và các công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, từ ngày 28/4, Tây Ban Nha đã tạm khôi phục các chốt kiểm tra trên biên giới ở khu vực Đông Bắc và 2 sân bay lớn của nước này nhằm ngăn chặn người biểu tình vào nước này trước khi Hội nghị của Ngân hàng Trung ương châu âu (ECB) diễn ra tại Barcelona hôm 3/5.

Giới kinh tế khuyến cáo, cuộc khủng hoảng đồng Euro lại một lần nữa đứng trước những thách thức mới khi Tây Ban Nha đang tiến sâu vào tâm bão khủng hoảng nợ của khu vực Eurozone khi khủng hoảng đang diễn ra trên qui mô rộng (24,4% trong quý I-2012), thất nghiệp cao nhất (1/4 dân số) trong 2 thập kỷ qua…

Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng khi Công quốc Liechtenstein đang bị chấn động bởi một cuộc chiến ngôn từ giữa các nhà hoạt động, những người muốn hủy bỏ quyền phủ quyết của hoàng gia và thái tử kế vị, người đã đe dọa sẽ rời bỏ tước vị nếu họ thực hiện điều đó. Ngoài ra, châu âu đang phải “ngồi trên đống lửa ngân hàng” bởi những bất ổn tại khu vực Eurozone vẫn là rủi ro chính đối với ổn định của tài chính toàn cầu. Cách đây không lâu nhiều ngân hàng trung ương châu âu đã lên kế hoạch bơm thêm tiền vào thị trường khi nguy cơ lạm phát tăng. Việc này diễn ra đúng thời điểm có 35% người Ireland bỏ phiếu chống thỏa thuận tài chính của Liên minh châu âu (EU).

Theo kế hoạch, một cuộc trưng cầu ý dân về thỏa thuận tài chính này sẽ chính thức được tổ chức vào ngày 31/5 tại Ireland và đây là quốc gia duy nhất trong EU tổ chức trưng cầu ý dân trên toàn quốc về hiệp ước tăng cường giám sát tài chính công trong EU. Trong khi đó có không ít chuyên gia đã đặt câu hỏi, đâu là nguyên nhân chính gây mất cân bằng thanh toán toàn cầu?

Nói tới khu vực Eurozone không thể bỏ qua Hy Lạp nhất là khi Qatar vừa bỏ ra gần 7 triệu USD để mua hòn đảo Oxia của nước này (rộng khoảng 500 ha). Người ta đã tính tới khả năng Hy Lạp sẽ phải rút khỏi khu vực Eurozone và Ngân hàng đầu tư châu âu cho phép doanh nghiệp Hy Lạp trả nợ bằng đồng nội tệ drachma. Và vì nợ nhiều, Italia đang muốn giảm quy mô quân đội. Ngoài ra, giới phân tích còn khuyến cáo, cuộc bầu cử vòng 2 ở Pháp báo hiệu sự chấm hết của đồng Euro khi Tổng thống Nicolas Sarkozy đang thất thế

Lê Trịnh - Trọng Hậu
.
.
.