Dự thảo hiến pháp mới của Ai Cập được thông qua
>> Tổng thống Ai Cập chấp nhận hoãn trưng cầu ý dân về hiến pháp?
Thậm chí càng châm ngòi cho các hoạt động phản đối bùng nổ mạnh mẽ hơn vì phe đối lập chỉ trích dự thảo hiến pháp mới sẽ chia rẽ đất nước và họ sẽ tiếp tục các cuộc biểu tình đòi hủy bỏ kết quả trưng cầu ý dân. Hãng thông tấn chính thức MENA của Ai Cập đưa tin, Ủy ban Bầu cử tối cao đã quyết định kéo dài thêm vài giờ bỏ phiếu (đến 4 giờ ngày 23/12, theo giờ Việt Nam) trong cuộc trưng cầu dân ý thứ hai do số người đi bỏ phiếu đông.
Được biết, cuộc trưng cầu dân ý thứ nhất hôm 15/12 đã kết thúc với gần 57% ủng hộ dự thảo hiến pháp mới và với kết quả của cuộc trưng cầu dân ý ngày 22/12, Hội đồng Shura (tức Thượng viện) sẽ tạm thời nắm quyền lập pháp cho tới khi Hạ viện được bầu trong vòng 2 tháng sau đó.
Giới truyền thông nhà nước cho biết, Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đã công bố danh tính của 90 người được bổ nhiệm vào Thượng viện, trong đó có tới 75% không thuộc phe Hồi giáo. Không có thành viên nào của phe đối lập nằm trong danh sách này.
Dư luận đang quan tâm tới quyết định từ chức hôm 22/12 của Phó Tổng thống Ai Cập Mahmud Mekki bởi diễn ra đúng ngày bỏ phiếu trưng cầu dân ý thứ hai về dự thảo hiến pháp mới. Phó Tổng thống Mahmud Mekki cho biết, ông quyết định từ chức vì công việc chính trị không phù hợp với căn bản nghề nghiệp thẩm phán và có ý định từ chức từ hơn 1 tháng trước (7/11), nhưng phải hoãn lại vì một loạt sự kiện.
Huy được vợ đưa về Bình Thuận mai táng. |
Trước khi được Tổng thống Mohamed Morsi bổ nhiệm làm Phó Tổng thống hồi tháng 8/2012, ông Mahmud Mekki, 58 tuổi, là thẩm phán có uy tín, là người đi đầu trong ngành Tư pháp Ai Cập chống lại Tổng thống bị lật đổ Hosni Mubarak.
Dư luận Ai Cập cũng quan tâm tới tin nói rằng, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Faruq El-Okda vừa từ chức và "phó tướng" Hisham Ramez là người sẽ thay thế. Trước đó (20/12), Tổng Công tố mới được bổ nhiệm Talat Abdallah đã rút lại đơn từ chức vì không muốn để lịch sử ghi nhận phải rời khỏi cương vị do sức ép từ bên ngoài.
Trong ngày Phó Tổng thống Ai Cập Mahmud Mekki từ chức, Tổng thống Italia Giorgio Napolitano cũng ra quyết định giải tán Quốc hội (22/12), đồng thời quyết định tổ chức tổng tuyển cử vào 2 ngày 24 và 25/2/2013. Việc này diễn ra ngay sau khi Thủ tướng Mario Monti xin từ chức tối 21/12 bởi chính phủ kỹ trị của ông mất sự ủng hộ của đảng Nhân dân Tự do (PDL) trung hữu của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi.
Dư luận Italia đã có những phản ứng khác nhau sau khi Thủ tướng Mario Monti từ chức sau 13 tháng cầm quyền. Theo kết quả một cuộc thăm dò mới đây cho thấy: 62,5% người dân Italia không ủng hộ chính phủ kỹ trị của ông Mario Monti vì đã quyết định tăng thuế, cắt giảm chi tiêu, nâng độ tuổi về hưu và cải tổ các nguyên tắc lao động nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc sa thải nhân công.
Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng, trong thời gian tại nhiệm ông Mario Monti, nguyên cố vấn của ngân hàng Goldman Sachs Group Inc, cựu Ủy viên Liên minh châu Âu đã áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng trị giá 20 tỷ euro (26,5 tỷ USD) và những chính sách này đã giúp Italia đi đúng hướng trong việc cắt giảm thâm hụt ngân sách trong năm 2012 xuống mức dưới 3% GDP theo quy định của Liên minh châu Âu.
Giới truyền thông đưa tin, phe trung tả gồm đảng Dân chủ (PD) và đảng "Cánh tả, Môi trường và Tự do" đã chọn ông Pier Luigi Bersani, lãnh đạo PD làm ứng cử viên Thủ tướng. Trong khi đó lãnh đạo đảng PDL, cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi cũng tuyên bố ra tranh cử. Châu Âu lo ngại trước việc Thủ tướng Mario Monti từ chức và không mấy lạc quan trước viễn cảnh một cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn.
Trong khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso cảnh báo, Italia phải tiếp tục con đường cải tổ, thì Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy cho rằng: ông Mario Monti là Thủ tướng vĩ đại của Italia, đồng thời hy vọng những chính sách của ông Mario Monti sẽ tiếp tục được thực thi sau bầu cử. Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp cũng mong muốn ông Mario Monti sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị tại Italia.
Một trong những điều châu Âu lo ngại chính là viễn cảnh cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi có thể trở lại cương vị người đứng đầu chính phủ sẽ khiến cuộc khủng hoảng châu Âu càng thêm tồi tệ