Máy bay chiến đấu Yak-130, niềm tự hào mới của Không quân Nga

Thứ Sáu, 18/09/2015, 07:51
Một hệ thống radar vô tuyến hiện đại và bộ phức hợp mới có khả năng theo đuổi, nhắm bắt mục tiêu bằng kỹ thuật quang học hiện đang được phát triển cho máy bay chiến đấu, huấn luyện Yokovlev Yak-130 của quân đội Nga. Tập đoàn chế tạo vũ khí KRET công bố thông tin hôm 18/9 theo lịch Việt Nam.

Thiết bị mới sẽ cho phép phản lực cơ chiến đấu Yokovlev Yak 130 tấn công các mục tiêu nằm ngoài khu vực hoạt động của hệ thống phòng không đối phương.

Mặc dù thực tế, Yak-130 chỉ là loại máy bay phản lực cỡ nhỏ, khi nâng cấp, nó được dự kiến sẽ được áp dụng thành công khi tham gia một số nhiệm vụ chiến đấu bên cạnh những máy bay chiến đấu và máy bay tấn công đa năng thế hệ thứ tư”, ông Vladimir Mikheev, chủ tịch Hội dồng Quản trị Tập đoàn KRET cho biết.

Yak-130.

Ông giải thích thêm: “Đồng thời, Yak-130 sẽ tốn ít chi phí hoạt động và đơn giản hơn trong việc triển khai cũng như bảo trì, bảo dưỡng. Hệ thống mới hiện đại cho phép tấn công mục tiêu trên mặt đất và trên không nằm ngoài khu vực phòng không của đối phương”.

KRET đang rất tích cực tham gia phát triển một loại máy  bay phản lực tấn công dựa trên mô hình Yak-130. Hệ thống radar mới hoạt động sẽ kết nối với bộ vi xử lý tính toán chiến đấu siêu nhanh.

Cùng với hệ thống nhắm mục tiêu được phát triển mới, Yak-130 sẽ có thể chở một số lượng vũ khí hiện đại có độ chính xác cao, bao gồm tên lửa chống tăng Vikhr-M, R-73E, Kh29L và Kh-25MS điều khiển tên lửa cũng như các loại vũ khí tầm trung khác”, KRET trả lời phỏng vấn Thông tấn Nga Novosti.

Theo ông Mikheev, “tất cả những loại vũ khí trên sẽ làm cho khả năng chiến đấu của Y-130 gần với thông số của siêu phản lực tấn công Su-25M”.

Yak-130 là một loại máy bay chiến đấu/huấn luyện thế hệ mới có 2 ghế phi công, có khả năng hoạt động theo bất kỳ điều kiện thời tiết và tấn công mọi mục tiêu từ trên không đến dưới mặt đất.

Xét về mặt kỹ thuật và khả năng chiến đấu, Yak-130 có thể hiệp đồng tác chiến với những máy bay phản lực hiện đại, đặc biệt ở tốc độ cận âm. Việc bảo trì cũng đơn giản và nó có thể hoạt động ở đường băng không mấy bằng phẳng.

Yak-130 có thể mang 3 tấn tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, bom dò tìm chính xác mục tiêu, bom thả tự do, rocket, ụ súng và thùng nhiên liệu ngoài. Hai cánh có thể đánh lừa tên lửa tầm nhiệt của đối phương.

Đó chưa phải là tất cả. Dưới bụng Yak-130 có thể mang khẩu pháo 23mm. Hệ thống tìm mục tiêu diện rộng bằng tia Laser LD-130 và máy quay phim giúp tìm mục tiêu và nâng cao độ chính xác của vũ khí.

Mang 2 quả bom, mỗi quả nặng hơn 226kg, một ụ súng và thùng nhiên liệu, Yak-130 có thể hoạt động tối đa trong bán kính 367 hải lý. Đó là khả năng mà F-16 của Mỹ phải “ngước nhìn”.

Nhỏ gọn và nhanh nhẹn, nhưng có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng không đối phương, Yak-130 cũng hữu ích để chống bạo loạn, đảo chính, khủng bố và chiến tranh bất cân xứng.

Chẳng hạn, Algeria đang sử dụng Yak-130, Sukhoi và trực thăng chiến đấu Mi-24 để chống khủng bố.

Được biết đến năm 2020, Bộ quốc phòng Nga sẽ bổ sung 150 chiếc Yak-130 vào đội hình phi đội chiến đấu siêu hiện đại.

Phạm Trúc
.
.
.