Căng thẳng ngoại giao Nga - Mỹ
Theo tin từ hãng Reuters, trên thực tế, những căng thẳng trong quan hệ ngoại giao Moskva-Washington thời gian gần đây bắt nguồn từ sự không thống nhất trong cách thức giải quyết vấn đề ở
Bên cạnh đó, từ hồi tháng 11, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu chấm dứt các lệnh cấm vận thương mại từ thời Chiến tranh lạnh đối với Nga, nhất là sau khi Moskva gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Để hoạt động này được thực hiện một cách "trọn vẹn", hôm 6/12, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Nga bằng việc bãi bỏ đạo luật năm 1974, theo đó yêu cầu cho phép các mối quan hệ thương mại bình thường với Moskva chỉ dựa trên cơ sở thường niên.
Cái bắt tay hợp tác của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama đang bị cản trở bởi đạo luật Magnitsky. |
Dự luật sẽ cần chữ ký của Tổng thống Mỹ Barack Obama để thành luật chính thức. PNTR được các công ty Mỹ trông đợi rất nhiều bởi chính họ đã kiên trì vận động Quốc hội trong nhiều tháng nhằm giúp họ có điều kiện kinh doanh tốt hơn tại thị trường Nga. Hãng Reuters dẫn lời một quan chức thương mại Mỹ cho hay, các tập đoàn hàng đầu Mỹ như Caterpillar, Ford, JP Morgan Chase và nhiều công ty khác đều lo ngại họ sẽ gặp bất lợi so với các đối thủ đến từ những nước khác có quan hệ WTO đầy đủ với Nga.
Hơn nữa, Mỹ cũng không thể sử dụng cơ chế dàn xếp của WTO trong thương mại với Nga cho tới khi PNTR được thông qua. Vì thế, việc thông qua PNTR là một điều tất yếu. Tuy nhiên, điều gây tranh cãi chính là việc dự luật thương mại này lại được gắn thêm những điều kiện về vấn đề nhân quyền, trong đó bao gồm đạo luật mang tên Magnitsky.
Văn kiện này yêu cầu Tổng thống Mỹ Barack Obama phải công khai danh tính những người Nga bị cáo buộc có liên quan đến cái chết của luật sư Sergei Magnitsky vào tháng 11/2009. Chưa hết, văn kiện này còn yêu cầu chính quyền
Ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố khẳng định: "Quyết định của Thượng viện Mỹ là một màn trình diễn tồi trên một sân khấu ngớ ngẩn" và các nghị sĩ Mỹ đã hành xử như thể vẫn còn thời "chiến tranh lạnh".
Hôm 7/12, từ Dublin (Ireland), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov còn tuyên bố, Nga đã nhiều lần cảnh báo phía Mỹ rằng, việc áp dụng dự luật này có thể gây tổn hại quan hệ song phương và khiến phía Nga có những hành động đáp trả. Trong trường hợp hiện nay, Nga sẽ cấm tất cả những người Mỹ thực sự vi phạm nhân quyền nhập cảnh vào Nga.
Một danh sách các công dân Mỹ bị cấm vào Nga đã được Bộ Ngoại giao Nga lập hôm 8/12. Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề quốc tế của Duma quốc gia Nga Alexei Pushkov cho biết, các "ứng viên" đầu tiên lọt vào danh sách trả đũa của Nga là các nhân vật liên quan đến những vụ vi phạm nhân quyền đối với công dân Nga ở Mỹ. Sau đó là các giới chức gắn liền với nhà tù Guantanamo và những nhà tù bí mật của CIA. Ông Alexei Pushkov nói, những người được đưa vào danh sách này, theo đánh giá của phía Nga, là những công dân Mỹ vi phạm nhân quyền và không được phép đi vào lãnh thổ Nga.
Tờ Kommersant dẫn một nguồn tin từ chính phủ Nga cho biết: "Sự đáp trả của chúng tôi hoàn toàn tương xứng với hành động của Mỹ. Họ đưa bao nhiêu người vào danh sách, chúng tôi cũng đưa bấy nhiêu người. Nếu họ có thêm tên ai sau đó, chúng tôi cũng sẽ bổ sung". Trong thời gian tới, Nga có thể sẽ có thêm những hành động mạnh mẽ hơn đối với những quốc gia muốn thực hiện theo dự luật Magnitsky.
Được biết, sau khi Thượng viện Mỹ tuyên bố về dự luật này, các cựu ngoại trưởng Anh Malcolm Rifkind và David Miliband đang kêu gọi chính phủ nước này theo gương Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt về thị thực nhập cảnh và tài chính đối với các giới chức Nga tham nhũng. Trước đó, có nguồn tin cho hay, Anh đã có danh sách 60 quan chức Nga bị cấm vào nước này vì liên quan đến cái chết của luật sư Sergei Magnitsky.
Giới quan sát nhận định, trong trường hợp Liên minh châu Âu nghe theo Mỹ, thực hiện dự luật Magnitsky, tình hình càng trở nên căng thẳng. Nguy cơ một cuộc "chiến tranh lạnh" mới lại cận kề và nếu vậy, nó sẽ có tác động xấu đến tình hình thế giới, nhất là trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động về chính trị và kinh tế vẫn chìm sâu trong suy thoái