Các nước G-20 thống nhất hệ thống tài chính mới
Sau nhiều phiên họp trù bị, các cuộc gặp gỡ song phương và đa phương cùng cuộc thảo luận kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ ngày 2/4 giữa nguyên thủ các nước, 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đi đến thống nhất về biện pháp đối phó với khủng hoảng trong đó đề cao việc chi thêm tiền cho các gói cứu trợ và cải tổ hệ thống tài chính mới.
Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại London (Anh) đã mang lại cơ hội cho các nước phát triển thể hiện lòng dũng cảm, thiện chí và khả năng của mình trong nỗ lực giải quyết các thách thức kinh tế mà thế giới đang đối mặt.
Được tổ chức tại Excel Centre ở khu Docklands của thủ đô London, chương trình làm việc của Hội nghị thượng đỉnh G-20 bắt đầu vào bữa sáng với hình thức vừa ăn vừa làm việc. Sau đó, các nguyên thủ đã ngồi vào bàn thảo luận những vấn đề lớn đang gây chia rẽ nhất là quan điểm Pháp-Đức và yêu cầu của Mỹ-Anh.
Thông tin từ nhiều hãng thông tấn, có những lúc người ta lo ngại Hội nghị thượng đỉnh G-20 sẽ đi vào ngõ cụt bởi sự bất đồng quá lớn giữa các quốc gia. Washington thì thúc ép các chính phủ khác phải bơm nhiều tiền hơn vào chương trình kích thích kinh tế trong khi Pháp, Đức một mực đòi sự kiểm soát gắt gao hơn đối với hệ thống tài chính thế giới, đưa ra những quy định kiểm soát mới trong đó hạn chế tiền thưởng đối với giám đốc. Thậm chí, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy còn đe dọa sẽ rút khỏi hội nghị nếu G-20 không đưa ra được kết quả cụ thể.
Gợi ý của Nga, Trung Quốc về việc thành lập một đồng tiền chung mới cũng bị Mỹ gạt sang một bên… Nhưng cuối cùng, với trách nhiệm "vá lành nền kinh tế thế giới", lãnh đạo 20 quốc gia này đã đạt được một số thỏa thuận.
Lãnh đạo các nước thành viên G-20 tìm kiếm tiếng nói chung để chống khủng hoảng. |
Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị được công bố vào lúc 21h30’ (giờ Việt
Riêng vấn đề quỹ cứu trợ, đề xuất của Mỹ-Anh đã được xem xét và hòa hợp với những kiến nghị của Pháp-Đức. Tuyên bố cho thấy G-20 có những quy định cụ thể về hoạt động của các quỹ cứu trợ khẩn cấp. Dựa vào tính toán của các chuyên gia tài chính cộng thêm đề xuất tăng thêm 500 tỷ USD vốn cho Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), các nhà lãnh đạo G-20 đã hoan nghênh cam kết góp thêm 100 tỷ USD vào IMF của chính quyền Washington và lời hứa của Tokyo về khoản đóng góp 100 tỷ USD. Trung Quốc,
Vấn đề bảo hộ được quan tâm bằng những tuyên bố cứng rắn hơn. Thống kê của Ngân hàng thế giới (WB) cho thấy có tới 47 hành động hạn chế thương mại do 17 trên 20 thành viên G-20 tiến hành. Vài nước đã tăng thuế, bao gồm Ấn Độ, Nga và
Đáng chú ý là tại Hội nghị thượng đỉnh lần trước hồi tháng 11/2008, G-20 cam kết không dựng lên các hàng rào thương mại nhưng chẳng ai giữ lời hứa cả. Do đó, người ta hy vọng rằng, những cam kết lần này sẽ mở ra một thời kỳ mới cho tự do thương mại.
Là khối các nền kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm tới 90% sản lượng toàn cầu, 80% ngân sách thương mại, và 2/3 dân số thế giới, G-20 đóng một vai trò thực sự quan trọng trong quá trình từng bước giải quyết khủng hoảng và ổn định nền kinh tế thế giới. Vì thế, giới phân tích cho rằng, dù kết quả của hội nghị G-20 chưa hẳn đã là "thành công mỹ mãn" song nó cũng sẽ là bước khởi đầu cho loạt hành động thiết thực vì sự phồn thịnh trên toàn cầu.
Các cuộc biểu tình trên đường phố London (Anh) nhằm phản đối Hội nghị thượng đỉnh G-20 ngày càng lan rộng. Hơn 5.000 người đã tham gia khiến lực lượng cảnh sát Anh phải huy động hàng ngàn cảnh sát và binh sĩ bảo vệ an ninh. Sáng 2/4, một người biểu tình đã thiệt mạng và hơn 80 người khác bị bắt khi cuộc biểu tình biến thành trận ẩu đả lớn. |