Bộ tộc Nenets và cuộc sống vùng cực Bắc

Thứ Bảy, 14/04/2012, 11:02
Tại bán đảo Yamal cực bắc nước Nga, những người Nenets - cư dân của Siberia là một trong các bộ tộc du mục hiếm hoi còn sót lại trên thế giới. Mỗi năm họ di chuyển hơn 1.000km trên các thảo nguyên với đàn tuần lộc của mình. Chùm ảnh sau đây ghi lại những cuộc sống hằng ngày của họ tại một trong những nơi xa xôi nhất của địa cầu.

Ngày nay, biến đổi khí hậu đang de dọa bãi chăn thả lâu đời này của người Nenets. Không những thế, tương lai của bãi chăn thả càng bị đe dọa hơn khi người ta phát hiện ở nơi đây một trữ lượng khí đốt lớn.

Người Nenets di chuyển đàn tuần lộc của họ theo các tuyến đường di cư cổ đại. Trong mùa đông, khi nhiệt độ có thể giảm mạnh -50oC, họ chăn thả tuần lộc trên các đồng cỏ, và rừng Taiga ở phía nam. Trong những tháng mùa hè ở cực Bắc khi mà gần như không có đêm thì người Nenets lại bắt đầu hành trình gần 1.000 km vượt sông Ob đến tới vùng lãnh nguyên bên bờ biển Kara.
Bán đảo Yamal đó là một dải đất kéo dài từ phía bắc vào biển Kara, vùng đất phía bắc nước Nga. Đây là nơi có băng phủ hầu như quanh năm, chỉ vào mùa hè người ta mới thấy một vũng lãnh nguyên với các dòng sông ngoằn ngoèo và cây bụi thấp - một nơi chăn thả tuần lộc lý tưởng mà người Nenets đã tìm ra hơn hàng nghìn năm nay.
Tuyến đường di cư của người Nenets có rất nhiều khó khăn nhiều chú tuần lộc đã chết trên đường đi. Và hiện nay những đồng cỏ cũng không còn tươi tốt như xưa do biến đổi khí hậu toàn cầu.

Một người thanh niên Nenets với con tuần lộc vừa bị cưa sừng của mình. Người Nenets là một tộc người có một nền văn hóa, ngôn ngữ riêng rất độc đáo.
Lều của người Nenets hình nón được gọi là choom hoặc Mya, được làm từ da tuần lộc.
Tuần lộc là nhà, là thực phẩm, phương tiện giao thông của người Nenets. Đối với họ, đàn tuần lộc là tài sản quý giá nhất.
Mỗi người Nenets đều có một con tuần lộc thiêng, không được giết hay vắt sữa cho đến khi nó không thể đi được nữa.
Thịt tuần lộc là thức ăn chủ yếu của người Nenets. Nó thể được ăn sống, luộc hoặc nướng hay sấy khô. Máu tuần lộc nếu uống sống rất giàu vitamin. Ngoài ra, họ cũng ăn các loại cá như cá hồi trắng, cá muksun, trong những tháng hè bữa ăn của người Nenets có thêm quả nam việt quất.
Hiện nay trong cộng đồng người Nenets, những thanh niên trẻ bỏ lên thành phố ngày càng nhiều. Họ mong chờ cơ hội tại các đô thị lớn hơn là sống với đàn tuần lộc trên các vùng lãnh nguyên như tổ tiên.
Một gia đình người Nenets đang chuẩn bị di chuyển. Phụ nữ đóng gói đồ đạc trên xe trượt tuyết. Vào ban đêm, xe trượt tuyết được xếp vòng tròn xung quanh lều.

Bắc cực đang thay đổi một cách mạnh mẽ. Nhiệt độ tăng khiến tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy, giải phóng carbon dioxide và methane, loại khí gây hiệu ứng nhà kính, vào khí quyển. Sự tan chảy mạnh mẽ của băng tuyết khiến người chăn nuôi buộc phải thay đổi mô hình du mục đã tồn tại cả 1.000 năm qua và cũng làm ảnh hưởng đến thảm thực vật của vùng lãnh nguyên là nguồn thức ăn duy nhất của đàn tuần lộc.
Sự tan chảy của tầng đất đóng băng cũng làm cạn một số hồ nước ngọt, làm suy giảm nguồn cá của người Nenets. Nhưng bất hạnh người này lại là may mắn của người khác: Băng tan ở Bắc cực cùng với băng ở vùng biển xung quanh bán đảo Triều Tiên đang hứa hẹn biến Bắc Băng Dương thành một tuyến giao thông hàng hải mới.

Một người đàn ông Nenets.

Ngày nay những đường ống, tháp khoan và đường giao thông, đường sắt đang biến đổi các vùng lãnh nguyên. Tuyến đường sắt nối tới Obskaya Bovanenkovo dài 325 dặm khánh thành năm 2011 khiến các vùng đất của tổ tiên người Nenets có vẻ "gần hơn" với thế giới hiện đại.
Một vài năm trước người ta đã phát hiện ra xác ướp của một trẻ em người Nenets chết cách đây 42.000 năm - một bằng chứng về sự tồn tại lâu dài của tộc người Nenets ở vùng đất băng giá này.
Người Nentes đã sống và khai thác hệ sinh thái mỏng manh của các vùng lãnh nguyên từ hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên cùng với sự biến đổi khí hậu cũng như phát hiện trữ lượng khí đốt khổng lồ ở đây khiến hệ sinh thái nơi đây đứng trước nguy cơ bị phá vỡ. Các nhà khoa học và môi trường trên thế giới đang vận động các tổ chức quốc tế và chính phủ Nga phải quan tâm tới vấn đề này.

Một người phụ nữ trong tộc người Nenets.

Thanh Bình (tổng hợp)
.
.
.