Trần Tử Bình - vị tướng mang hàm đại sứ
Tôi may mắn được dự lễ truy tặng Huân Sao Vàng cho cố Thiếu tướng Trần Tử Bình, nguyên Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khoá III, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc (kiêm nhiệm tại Mông Cổ) từ 1959-1967. Hôm ấy là ngày cận Tết Nguyên đán Mậu Dần (14/1/2008), tại Phòng Khánh tiết Nhà khách Chính phủ, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã trân trọng trao Bằng Huân chương Sao Vàng cho ông Trần Kháng Chiến, trưởng nam của Thiếu tướng Trần Tử Bình. Sau khi đánh giá những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Tử Bình với sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch nước mong muốn thế hệ trẻ hãy noi theo tấm gương sáng của đồng chí Trần Tử Bình trong chặng đường mới xây dựng đất nước giàu mạnh…
Từ con chiên ngoan đạo trở thành một vị tướng
Giữa năm 1927, trong những đoàn người đi phu đồn điền cao su vào
Vào đến Phú Riềng - "Cao su đi dễ khó về", vị "thủ lĩnh" của các tân phu đã sớm trở thành một người cộng sản (gia nhập Đông dương Cộng sản liên đoàn từ tháng 10/1929). Với 6 đảng viên đầu tiên, Chi bộ cộng sản Phú Riềng đã thể hiện rõ sứ mệnh đội tiên phong của giai cấp công nhân; một số tổ chức bí mật đầu tiên được Chi bộ Phú Riềng thành lập trong công nhân như Nghiệp đoàn, Xích vệ đội. Ngoài ra, chi bộ đã giành được ảnh hưởng với những tổ chức hợp pháp có sẵn như Hội tương tế, Hội cứu tế, các đội thể thao, văn nghệ… để tranh thủ quần chúng.
Cuối năm 1929, đầu năm 1930, để chuẩn bị cuộc đấu tranh đầu tiên đòi quyền lợi của công nhân, Chi bộ Phú Riềng đã chỉ đạo công tác chuẩn bị trong thời gian dài: Các làng công nhân đều cử người cất giấu kĩ trong rừng những nhu yếu phẩm như gạo, muối, cá khô; phân công lực lượng chiếm kho gạo của đồn điền khi cuộc bãi công nổ ra; chuẩn bị một số vũ khí. Trước ngày nổ ra bãi công, chi bộ đã tổ chức vận động đồng bào Thượng đồng loạt bỏ việc làm xâu trở về buôn làng. Mục đích đấu tranh là vấn đề được đặt ra nhằm đạt sự đồng thuận cao nhất, trong đó: cấm đánh đập; cấm cúp phạt; miễn sưu thuế; trả lương cho nữ công nhân nghỉ đẻ; ngày làm 8 tiếng…
Đúng sáng mùng 1 Tết Canh Ngọ (30/1/1930), 5.000 công nhân Phú Riềng kéo đến Dinh chủ đồn điền Su-ma-nhắc, dưới hình thức múa lân mừng năm mới. Những yêu sách được đưa ra, trước khối đông đầy khí thế, Su-ma-nhắc buộc phải hứa hẹn xem xét.
Đến ngày mùng 3 Tết, một lá cờ búa liềm được kéo lên. Anh em công nhân trầm trồ ngắm nhìn lá cờ đỏ rực như bầu máu nóng sục sôi của những người bị áp bức. Đã đến giờ đi làm, bọn Tây rúc còi mỏi mồm nhưng không ai ra điểm danh… Hàng ngàn công nhân bao vây dinh đồn điền, đòi phải đáp ứng yêu sách. Một đội lính khố đỏ gồm 25 tên kéo tới, súng lăm lăm trong tay. Sau loạt súng chỉ thiên của bọn lính, tên đội Tây chĩa súng thẳng vào đoàn người chuẩn bị bóp cò thì bị một đội viên xích vệ nhảy tới nện một cán cuốc, khiến hắn rối rít kêu: "Thôi, thôi, đừng đánh quan lớn! Quan lớn không bắn nữa!"… Bọn lính cũng hoảng sợ bỏ chạy, anh em công nhân thu được 7 khẩu súng và bắt được 5 tên lính…
Dù sau đó, cuộc đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng bị đàn áp, song cuộc tập dượt lớn đầu tiên đã giúp họ ý thức được vai trò lịch sử của mình. "Phú Riềng đỏ" trở thành một mốc son trong lịch sử đấu tranh oanh liệt của giai cấp công nhân Việt
Vị tướng mang hàm đại sứ
Sau những thăng trầm cùng phong trào cách mạng, Phạm Văn Phu đổi tên thành Trần Tử Bình - với ý nghĩa một cuộc đời phong trần, suốt đời đấu tranh cho độc lập và hoà bình của Tổ quốc.
Tháng 3/1945, Trần Tử Bình vượt ngục Hoả Lò, rồi được cử vào Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ. Vào thời khắc của những ngày Tháng Tám năm 1945 lịch sử, Trần Tử Bình là một trong những người lãnh đạo chủ chốt cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội.
Đại tá Lê Trọng Nghĩa, nguyên Ủy viên Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội, một trong những người đầu tiên tiến vào Phủ Khâm sai trưa ngày 19/8/1945 nhớ lại: Sau khi đã cùng tôi và anh Nguyễn Khang vào Phủ Khâm sai, nhân danh Uỷ ban quân sự cách mạng, anh Trần Tử Bình tiến thẳng đến nơi làm việc của Nguyễn Xuân Chữ, thủ lĩnh Đảng Đại Việt, cầm đầu "Ủy ban chính trị" bù nhìn, ra lệnh phải đầu hàng. Bác sĩ Chữ bị hai tự vệ trói lại, giải đi. Thấy trong phòng có hệ thống máy thông tin, anh Trần Tử Bình quay gọi cho các tỉnh trưởng và thị trưởng Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh… biết Việt Minh đã giành chính quyền ở Hà Nội; yêu cầu họ phải chấp hành mệnh lệnh: mau chóng giao chính quyền cho Việt Minh… Cùng lúc, một số tỉnh trưởng, tri phủ, tri huyện hoảng hốt gọi điện về Phủ Khâm sai để xin ý kiến, đều nhận được mệnh lệnh dứt khoát của anh Trần Tử Bình: "Lập tức trao quyền ngay cho Việt Minh!".
Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Mao Trạch Đông tiếp Đoàn Chính phủ Việt Nam do Phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh dẫn đầu thăm Trung Quốc (Bắc Kinh năm 1964). Đại sứ Trần Tử Bình đứng bên trái Mao Chủ tịch. |
Sau Cách mạng Tháng Tám, Trần Tử Bình được cử vào Quân đội. Thu đông 1947, Trần Tử Bình cùng đồng chí Lê Thiết Hùng chỉ huy mặt trận Đường số 2 - Sông Lô, đập tan một trong hai gọng kìm của quân Pháp tiến quân lên Việt Bắc hòng bắt giữ cơ quan đầu não kháng chiến. Với những thành tích và chiến công lập được, tháng 1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh số 112/SL phong hàm Thiếu tướng cho đồng chí Trần Tử Bình; ông trở thành một trong số 11 vị tướng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Năm 1959, cách mạng nước ta đứng trước những thời cơ mới. Nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nước anh em, đặc biệt là Trung Quốc và Liên Xô, Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng quyết định điều động một số cán bộ Quân đội có nhiều kinh nghiệm hoạt động sang ngành ngoại giao. Thiếu tướng Trần Tử Bình được cử làm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt |
Vào những năm 1960, Đại sứ Trần Tử Bình đã góp phần tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc với cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam. Trong một lần tháp tùng Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị thăm Trung Quốc, sau đàm phán bạn đồng ý viện trợ một số lượng hàng hoá cho Việt Nam; trong đó có 2.000 xe vận tải ba cầu Giải Phóng. Phía Việt
Trong công việc như vậy, trong tình cảm Thiếu tướng - Đại sứ Trần Tử Bình là người trung hậu, nhân nghĩa. Năm 1956, Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn - người bạn chiến đấu thân thiết của Đại sứ Trần Tử Bình, qua đời. Sáu năm sau, người con trai của Tướng Nguyễn Sơn là Tiểu Phong đang học cấp III ở Bắc Kinh, đã viết một bức thư gửi Đại sứ. Ông lập tức mời Tiểu Phong đến gặp và đã giúp Tiểu Phong hiểu thêm về người cha khả kính của mình. Đại sứ căn dặn Tiểu Phong: "Cháu là cốt nhục của hai nước Việt - Trung, hãy xứng đáng với điều đó!". Từ sự ủng hộ, giúp đỡ của Đại sứ Trần Tử Bình, sau này gia đình Tướng Nguyễn Sơn đã sang thăm Việt Nam và tìm về thắp hương tại quê cha, đất tổ...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi nhớ về người bạn chiến đấu thân thiết của mình trong dịp kỉ niệm sinh nhật lần thứ 97 (năm 2004) của Thiếu tướng Trần Tử Bình, đã trân trọng khẳng định: Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tôi mới gặp rồi cùng làm việc với anh Trần Tử Bình trong Quân ủy và Bộ Tổng chỉ huy, nhưng từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, tôi đã được nghe về cuộc đấu tranh oanh liệt của 5.000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng ở Nam bộ mà anh là người lãnh đạo, trên cương vị Bí thư Chi bộ Đảng, góp phần làm nên một "Phú Riềng đỏ" trong lịch sử đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam thời Pháp thuộc... Anh là một đảng viên có phẩm chất trong sáng, từng nêu cao khí tiết người Cộng sản trong ngục tù đế quốc, thấm nhuần đạo đức cách mạng "Cần - Kiệm - Liêm - Chính, Chí công - vô tư" của Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Thiếu tướng, Đại sứ Trần Tử Bình đã đi xa hơn 40 năm (ông mất ngày 11/2/1967). Ghi nhận những đóng góp của đồng chí Trần Tử Bình với sự nghiệp cách mạng, Đảng, và Nhà nước đã truy tặng đồng chí Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2001) và Huân chương Sao Vàng (năm 2008). Có sự trùng hợp thú vị của lịch sử trong sự kiện ông được truy tặng Huân chương Sao Vàng. Nhà khách Chính phủ (số 12 Ngô Quyền - Hà Nội), nguyên là Phủ Khâm sai - cơ quan quyền lực cao nhất của chế độ thực dân, phong kiến ở Bắc Kỳ - nơi diễn ra lễ truy tặng Huân chương Sao Vàng ngày 14/1/2008, chính là nơi đồng chí Trần Tử Bình đã cùng các vị Nguyễn Khang, Lê Trọng Nghĩa… dẫn đầu lực lượng quần chúng tiến chiếm, giành chính quyền về tay nhân dân trong ngày 19/8/1945, góp phần rất quan trọng vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám… Tại quận Cầu Giấy - Hà Nội, từ giữa năm 2008 đã có một con đường mang tên Trần Tử Bình. |