Những cây đại thụ võ cổ truyền Bình Định
>> Người thông thạo 18 binh khí võ thuật cổ truyền
"Hùm xám miền Trung"
Nếu nói võ sư Phan Thọ là người gắn với võ vườn, võ thế được phân ra từ những bài quyền độc đáo cổ truyền và sự vận dụng tinh tế, linh hoạt của 18 binh khí thì võ sư Hà Trọng Sơn ở Phước An, Tuy Phước, Bình Định là người có tài vận dụng các thế võ độc chiêu trong chiến đấu. Ông từng được mệnh danh là Hùm xám miền Trung lừng danh khắp Đông Dương.
Tôi về An Hòa, Phước An, Tuy Phước, Bình Định tìm gặp Hùm xám miền Trung ấy bây giờ đã ở tuổi 82. Ông không còn nghe rõ những tiếng nói bình thường của mọi người xung quanh mà chỉ nhìn nhận sự việc qua cử chỉ và ánh mắt. "Tui già rồi đã gác kiếm võ nghệ từ lâu", võ sư Hà Trọng Sơn nói.
Tuổi thơ Hà Trọng Sơn cũng một thời gian khó nhưng với niềm đam mê võ thuật nên ông bắt đầu học võ từ năm mới lên 8 tuổi qua người bác và chú ruột truyền lại. Ngoài việc học võ gia truyền, ông còn cất công nhiều năm khổ luyện khắp nơi với những thầy võ nổi tiếng trong nước và tích tụ, vận dụng thành những thế đòn riêng cho mình mà không ai có được.
Ông bắt đầu nổi danh tại Đại hội Võ thuật Đông Dương tổ chức năm 1944 tại
Sau đó Hà Trọng Sơn tiếp tục đoạt giải vô địch miền Trung nên lúc bấy giờ ông được tôn vinh là Hùm xám miền Trung. Hồi ấy, nghe nhắc tên đến võ sư Hà Trọng Sơn, cả Đông Dương ai cũng thán phục. Cả dòng họ nhà ông ai cũng được lưu truyền với bài quyền "Mai hoa kiếm pháp".
Ông cũng là người đã cùng một số võ sư Bình Định soạn ra bài kiếm "Mười hai" (Mười hai võ sư, mười hai động tác và mười hai phút cho bộ đội và cán bộ tỉnh Bình Định sử dụng trong những năm kháng chiến chống Pháp).
Có điều lạ ở con người này là sau khi vang danh, ông lại quay về ẩn dật ở làng quê nghèo, dạy võ cho con cháu và những người tầm sư học đạo với tinh thần thượng võ. Nhưng sau đó nhiều võ sư trong làng võ đã không cho ông ẩn dật mà tìm đến thách đấu với Hùm xám miền Trung.
Nổi bật là những trận so găng quyết liệt với võ sĩ Huỳnh Tiền, biệt danh "Cáo già miền Nam", vào năm 1966 tại Đà Nẵng, năm 1968 tại An Thái (Bình Định) và năm 1983 tại sân vận động Pleiku (Gia Lai), cuối cùng người đăng quang vô địch cũng là võ sư Hà Trọng Sơn.
Dòng họ võ tứ đại đồng đường
Về xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, hỏi dòng họ Trương ai cũng biết là dòng họ võ tứ đại đồng đường. Ngay như đàn bà con gái cũng được truyền cho vài thế võ gọi là để phòng thân. Còn lớp anh em của võ sư Trương Cần, cha võ sư Trương Văn Vịnh, năm nay đã 93 tuổi nhưng đều thuộc hàng cao thủ.
Nhiều huyền thoại về dòng họ Trương như Sáu Hòa nổi danh lì đòn, đa mưu: Trương Hoàng, biệt hiệu Ba Chăm, là một trong những người thầy của võ sư Hà Trọng Sơn: Trương Văn Vịnh là người nối nghiệp võ nghệ cao cường của họ Trương hiện đang sống ở Phước Sơn, Tuy Phước, Bình Định.
Lên 8 tuổi, Trương Văn Vịnh được cha truyền cho những đường quyền cơ bản. Sau đó, ông được cha gửi đến thọ giáo hai người bác ruột. 10 tuổi, Vịnh đã thành thạo đến mức tinh xảo các bài "Lão hổ thượng sơn" và "Tứ linh đao". Đường đao sắc bén và nhanh như tia chớp của Trương Văn Vịnh khiến cho các bậc thầy võ bấy giờ kính nể.
Năm 18 tuổi, ông đã bắt đầu thượng đài khắp Trung, Nam, Bắc. Cái làm nên tên tuổi của võ đường Phi Long Vịnh danh trấn miền Trung hiện nay chính là tuyệt chiêu "phi long" (Đòn đánh phủ đầu vào bộ não).
Dòng họ Trương với tứ đại đồng đường, là những biểu hiện khá tiêu biểu của một truyền thống kế thừa của võ cổ truyền Việt
Hôm tôi đến gặp võ sư Trương Văn Vịnh khi ông vừa có một đợt biểu diễn dài ngày tại Italia và Rumania theo lời mời của Hiệp hội Quán Khí Đạo Quốc tế, nhân dịp tổ chức giải vô địch thế giới Quán Khí Đạo.
Đoàn Võ thuật Bình Định xuất ngoại gồm võ sư Trương Văn Vịnh cùng ba vận động viên khác. Võ sư Vịnh (72 tuổi) tham gia biểu diễn các bài võ đặc trưng của môn phái như "Ngọc trản quyền", "Tứ trụ quyền", "Roi tấn nhất".
Võ sư Vịnh kể: "Lần đầu tiên tôi được biểu diễn võ cho rất đông người ở nước ngoài xem, cũng hơi hồi hộp. Khi nghe người giới thiệu chương trình nói tôi đã 72 tuổi, khán giả đứng lên vỗ tay rần rật, tui thấy rất tự hào".
Khi võ sư Vịnh vừa đánh xong bài quyền, cả Nhà thi đấu
Có thể nói không thể kể hết những tấm bằng khen, huy chương mà Trương Văn Vịnh đã đạt được trong quãng đời võ của mình nhưng ông không lấy làm tự mãn mà luôn cho rằng: "Võ phải luyện cả đời mới thành được".
Bây giờ tuy tuổi đã già, nhưng hằng ngày võ sư Trương Văn Vịnh tất bật với ruộng vườn, tối về chong đèn dạy võ cho lớp trẻ ở quê. "Tui không dạy nhiều, chỉ bày những đứa trẻ yêu nghề và có tâm sáng", ông Vịnh nói.
Và ông cảm thấy rất vui khi có những đứa trẻ hôm nay nối nghiệp cha anh, biết quý trọng giữ gìn vốn quý võ cổ truyền Bình Định