Đồng chí Lê Đức Thọ với công tác xây dựng đội ngũ trí thức
Người đánh giá đúng đắn, sáng tạo vị trí, vai trò của trí thức trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Đức Thọ luôn quán triệt lời dạy của Người: Trừ một số rất ít những kẻ cam tâm làm tay sai cho đế quốc ngoại bang, đã là người Việt Nam ai cũng có lòng yêu nước.
Khi xem xét, đánh giá đội ngũ trí thức miền Nam, đồng chí Lê Đức Thọ cho rằng: Những cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ở miền Nam trước đây, làm việc trong bộ máy chính quyền cũ, trừ một số ít là phần tử phản động, ác ôn, cam tâm làm tay sai cho giặc Mỹ, còn lại hoặc nhiều hoặc ít đều có tinh thần dân tộc. Ngày nay khi miền
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trí thức là vốn liếng quý báu của Đảng và dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc cần trí thức, tiến lên CNXH càng cần nhiều trí thức, đồng chí Lê Đức Thọ nhận định: Trí thức là một bộ phận đông đảo hợp thành đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước. (Đảng CSVN; Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004, tập 37, tr 282).
Đồng chí Lê Đức Thọ là người luôn nhất quán với quan điểm: Đảng ta là đội tiên phong của giai cấp công nhân và đội tiên phong của cả dân tộc. Vì vậy, đảng viên của Đảng không chỉ là những người ưu tú xuất thân từ công nhân, nông dân và những người lao động mà còn bao gồm những người ưu tú trong đội ngũ trí thức.
Tại Đại hội III của Đảng (1960) một trong những điều băn khoăn của đồng chí là: Ngày nay đông đảo đảng viên về trình độ lý luận chính trị chưa được nâng lên ở cần thiết. Trình độ văn hóa của 85,85% đảng viên còn ở
Theo đồng chí Lê Đức Thọ trước sự chuyển biến của tình hình cách mạng từ đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc sang xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta luôn luôn xác định là kịp thời mở rộng đội ngũ của mình trong công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức.
Đồng chí Lê Đức Thọ đã phân tích thấu tình, đạt lý mặt mạnh, mặt yếu về thành phần xuất thân của đảng viên và đề ra giải pháp phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu một cách hiệu quả.
Đồng chí Lê Đức Thọ nhận xét đảng viên xuất thân từ công, nông có ưu điểm lớn là rất kiên quyết cách mạng, tư tưởng lập trường vững vàng, có mối quan hệ chặt chẽ với quần chúng, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của quần chúng. Hạn chế lớn nhất của số này là nói chung trình độ lý luận và văn hóa thấp. Đảng viên xuất thân từ trí thức, tiểu tư sản có trình độ văn hóa, lý luận, có khả năng tiếp thu nhanh, nhanh nhạy với cái mới. Tuy vậy, nhìn chung số này ít thực tế, xa rời quần chúng, chưa được giáo dục, thử thách thì lập trường không vững, dễ dao động.
Từ thực tế đó, đồng chí Lê Đức Thọ đề ra giải pháp: cần khéo phối, kết hợp hai loại cán bộ đó lại để bổ sung ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, nhược điểm của nhau, quyết không coi khinh hoặc chỉ coi trọng một loại cán bộ nào. Đồng chí Lê Đức Thọ vạch rõ, đối với cán bộ xuất thân từ công nông, Đảng phải hết sức chú trọng bồi dưỡng họ về lý luận, văn hóa; đối với những người xuất thân từ trí thức, tiểu tư sản, lại coi trọng giáo dục tư tưởng, rèn luyện trưởng thành qua thực tế. Đồng chí Lê Đức Thọ cho rằng việc kết hợp như thế chính là thực hiện khẩu hiệu: công nông hóa trí thức, trí thức hóa công nông mà Đảng đã đề ra. (Đảng CSVN; Văn kiện Đảng toàn tập, sđd, tập 21, tr 755).
Gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ với xây dựng đội ngũ trí thức
Với vị trí công tác của mình, đồng chí Lê Đức Thọ đã luận giải sáng tỏ, khúc triết mối quan hệ giữa xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ và đội ngũ trí thức. Ngay từ Đại hội III, đồng chí đã khẳng định: Quá trình xây dựng Đảng ta cũng là quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng ngày càng lớn mạnh. Trước những biến chuyển của cách mạng, Đảng ta luôn luôn có ưu điểm là kịp thời mở rộng đội ngũ cán bộ của mình trong công nhân, nông dân và tiểu tư sản, trí thức. (Đảng CSVN; Văn kiện Đảng toàn tập, sđd, tập 21, tr 750).
Một mặt Đảng chú trọng bồi dưỡng, đề bạt những cán bộ đã qua thử thách. Mặt khác, Đảng coi trọng bố trí những cán bộ trẻ, những trí thức trẻ vào cương vị lãnh đạo, kịp thời đáp ứng yêu cầu của cách mạng, khi miền Nam bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đồng chí Lê Đức Thọ nhận xét trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo có nhiều đồng chí xuất thân từ công nhân, nông dân, nhưng có rất nhiều đồng chí xuất thân từ trí thức, tiểu tư sản. Việc cấu tạo ấy là đúng đắn, nó phản ánh quá trình xây dựng Đảng, phản ánh tính chất, đặc điểm của cách mạng Việt
Khi Tổ quốc thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng CNXH, đồng chí Lê Đức Thọ là người kiên trì quan điểm cần tăng cường trí thức trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị ở tất cả các cấp, các ngành. Đồng chí viết: Trong điều kiện xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước cơ cấu cán bộ trở nên phong phú và phức tạp hơn trước. Chúng ta phải xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cả về trình độ văn hóa chuyên môn cho từng loại cán bộ ở mỗi cấp, mỗi ngành. Đồng chí yêu cầu: Phải mạnh dạn bổ sung vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý những cán bộ có trình độ khoa học, chuyên môn, nghiệp vụ đã trưởng thành qua thực tiễn. ở những cơ quan, bộ phận chuyên trách về khoa học kỹ thuật nhất thiết phải bố trí những cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật phụ trách. (Đảng CSVN; Văn kiện Đảng toàn tập, sđd, tập 37, tr 898).
Trong điều kiện mới, đồng chí Lê Đức Thọ là người sớm phát hiện ra mặt mạnh, mặt yếu của Ban Chấp hành Trung ương và đề ra giải pháp để khắc phục. Đồng chí kiến nghị với Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (năm 1982): Cần có một sự đổi mới trong Ban Chấp hành Trung ương và các cấp ủy. Để nâng cao hơn nữa chất lượng lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương về kinh tế xã hội, theo đồng chí Lê Đức Thọ: "Trong Ban chấp hành Trung ương nên có các đồng chí tham gia hoạt động từ trước cách mạng Tháng Tám, có các đồng chí tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã trải qua công tác thực tế, nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, có kiến thức về quản lý kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, có đủ tiêu chuẩn về chính trị đã đề ra". (Đảng CSVN; Văn kiện Đảng toàn tập, sđd, tập 43, tr 311). Quan điểm trên ra đời cách đây 30 năm đến nay vẫn được Đảng, Nhà nước ta vận dụng trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
Việc đưa trí thức vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các cấp ủy phải chủ động, nhìn xa, trông rộng, theo quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bố trí, sử dụng đúng đắn. Đồng chí Lê Đức Thọ viết: Muốn có đủ cán bộ đức tài làm tròn mọi nhiệm vụ được giao phó, vấn đề cơ bản là phải có quy hoạch cán bộ. Quy hoạch này không chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt mà còn lâu dài, không chỉ 5 năm, 10 năm mà còn xa hơn, dài hơn. Nhìn một cách tổng quát phải tạo ra nguồn cán bộ dự trữ rộng rãi ngay từ khi chiêu sinh vào các trường Đảng, các trường đại học. Từ đây, đồng chí Lê Đức Thọ xác lập vị trí vai trò của các cơ sở đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật, cán bộ lý luận, cán bộ quản lý, đặc biệt là Trường Nguyễn ái Quốc Trung ương.
Báo cáo về công tác xây dựng Đảng tại Đại hội lần thứ V, đồng chí Lê Đức Thọ chỉ rõ: Phải xây dựng Đảng và kiện toàn các viện, các trường trực thuộc Trung ương Đảng, các Viện thuộc Viện Hàn lâm khoa học, rất coi trọng việc kiện toàn các cơ quan làm công tác lý luận, tổ chức lại hệ thống các trường Đảng, các trường quản lý, nhất là quản lý kinh tế, các trường đại học và trung học chuyên nghiệp, cải cách nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và học tập ở các trường, đổi mới chất lượng học tập. (Đảng CSVN: Văn kiện Đảng toàn tập, sđd, tập 43, trang 276).
Có thể nói, trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn đồng chí Lê Đức Thọ luôn nhìn thấy mối liên hệ biện chứng giữa công tác xây dựng Đảng với công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ trí thức.
Người để lại những ấn tượng tốt đẹp, sâu sắc đối với đội ngũ trí thức
Sự quan tâm và đóng góp quan trọng của đồng chí Lê Đức Thọ trong công tác xây dựng đội ngũ trí thức nước nhà là cơ sở nảy sinh những tình cảm sâu nặng của trí thức đối với đồng chí.
Là Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, kiêm Trưởng ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương, vị trí công tác này tạo nên sự gắn bó chặt chẽ giữa đồng chí với nhiều trí thức, nhân tài ngành Y.
Một lần Giáo sư Tôn Thất Tùng, chuyên gia hàng đầu về mổ gan rất cần một loại hóa chất để mổ gan khô trong khi hóa chất đó chỉ có ở Pháp. Đáp ứng yêu cầu của Tôn Thất Tùng, đồng chí Lê Đức Thọ đã giao cho người có trách nhiệm tìm cách liên hệ với sứ quán Việt Nam ở Pháp để có được loại hóa chất quý hiếm đó. Giáo sư Tôn Thất Tùng thông qua bác sĩ chăm sóc sức khoẻ đồng chí Lê Đức Thọ cảm ơn đồng chí và đề nghị tiếp: cho mua thêm một số loại thuốc nữa để chữa bệnh cho Giáo sư Đinh Công Thắng. Việc này cũng được đồng chí Lê Đức Thọ đồng ý. Giáo sư Tôn Thất Tùng, Giáo sư Đinh Công Thắng không bao giờ quên sự giúp đỡ kịp thời, có hiệu quả của đồng chí Lê Đức Thọ đối với mình và ngành Y tế nước nhà.
Đồng chí Lê Đức Thọ không chỉ để lại những tình cảm sâu nặng với trí thức trong nước mà nhiều trí thức Việt kiều, đặc biệt là trí thức Việt Nam tại Pháp rất quý mến, kính trọng đồng chí.
Trong lịch sử cách mạng nước ta, Hội nghị Pari về Việt
Đông đảo trí thức Việt
Đồng chí Lê Đức Thọ đã đóng vai trò quan trọng trong việc sau năm 1975 nhiều trí thức Việt kiều tại Pháp về nước sinh sống, lập nghiệp trong đó có những nhà khoa học nổi tiếng như GS.TS Nguyễn Ngọc Trân, đại biểu Quốc hội khóa X, Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, GS.TS Nguyễn Ngọc Trân viết: Những năm tháng của Hội nghị Pari, những cuộc tiếp xúc với Lê Đức Thọ: "là một phần đặc biệt quan trọng trong vốn sống của chúng tôi, là những bài học kinh nghiệm cho công tác mà suốt cuộc đời chúng tôi khắc mãi vào tâm trí". (Nhớ về anh Lê Đức Thọ, NXB CTQG, Hà Nội, 2000, tr 265).
Cần nói thêm rằng trong lúc ốm nặng và trước khi mất, nhiều trí thức ở nước ta đã được gặp đồng chí Lê Đức Thọ, nghe đồng chí tâm sự, căn dặn những lời tâm huyết nhất. Lời nói cuối cùng mà đồng chí Lê Đức Thọ dành cho GS.TS Nguyễn Ngọc Trân là: Mình gặp cậu lần này là lần chót. Mình hôn Hồng và hai cháu. Mình gửi lời chào từ biệt những anh em trí thức quen biết. Cố gắng công tác, làm thật tốt mọi nhiệm vụ Đảng giao. Đó là tính Đảng