Dáng Việt trên đất nước Chùa Tháp
Người dân TP HCM muốn sang tham quan Thủ đô Phnôm Pênh thường chọn hướng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài nằm trên địa phận ấp Mộc Bài (xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh) và chúng tôi cũng không ngoại lệ. Bên này Mộc Bài là cửa khẩu Bavet (tỉnh Svay Rieng). Sau khi làm các thủ tục hải quan, chiếc xe của hãng Sapaco lăn bánh sang địa phận nước bạn. Từ đây muốn đến Phnôm Pênh phải chinh phục con đường xuyên Á dài khoảng 150km.
"Trên chặng đường đến thủ đô nước bạn, chúng ta sẽ dừng chân tại phà Neak-Luong (địa phận tỉnh tỉnh Prey Veng), cách Bavet khoảng 70km. Đây là khu vực tập trung đông bà con người Việt mình sinh sống. Thế nên khi xe dừng đợi phà, nếu nghe những tiếng rao Việt, hãy tin đó là bà con mình. Ở Neak - Luong, người Việt và người Campuchia sống chan hòa, chân chất, không có chuyện mua bán chặt chém như ở thành phố lớn… Nhìn chung cuộc sống của cộng đồng người Việt mình còn gặp nhiều khó khăn. Nên nếu có thể ủng hộ, giúp đỡ được gì cho Kiều bào, mọi người hãy hết mình nhé!". Anh phụ xe vừa dứt lời cũng là lúc xe dừng đợi phà tại Neak-Luong.
Hôm nay cuối tuần nên người xe đông đen. Theo lời dặn của nhà xe, chúng tôi có khoảng 30 phút khám phá thế giới nơi đây. Cuộc sống ở Neak-Luong khá nhộn nhịp và khá lạ hơn so với những bến phà mà chúng tôi từng nhiều lần lại qua như phà Bình Khánh (TP HCM), phà Cần Thơ, phà Vàm Cống (An Giang)… Tại bến phà nước bạn, cùng những mẹt côn trùng với dế, bọ cạp, nhện, rắn… được chiên-xào-nướng-hấp bày bán ven các góc đường, chúng tôi cũng đặc biệt ấn tượng trước hình ảnh nhiều bóng hồng Việt cất tiếng rao lảnh lót mời mua trái cây, cơm lam, đọt sầu đâu xào với tôm được bắt từ dòng chảy của con sông Mê-kông hùng vĩ.
Xen lẫn biển người là dáng hình tảo tần của những người phụ nữ Việt mưu sinh nơi đất khách, quê người. |
Sau khoảng mươi phút chộn rộn, phà Neak - Luong tạm lắng đọng. Đây là lúc chúng tôi có dịp trò chuyện với các mẹ, các chị người Campuchia gốc Việt về cuộc sống xa quê. Giới thiệu mình tên Son, chị hàng rong lúc mời chúng tôi mua sầu đâu xào cho biết chị sinh sống tại Neak-Luong hơn 5 năm qua. "Ngày trước chị ở Biển Hồ (Xiêm Riệp), sinh sống bằng nghề chài lưới. Khoảng năm 2.000, do nguồn lợi tôm cá sụt giảm nên vợ chồng chị theo con nước rồi dạt tới đây. Lúc đầu gia đình chị sống trong ghe. Ngày theo dòng chảy đánh bắt, hết ngày thì đổ về đây neo ghe trú ngụ. Thấy thương quá, một số bà con, trong đó có má Năm cùng nhau giúp cả nhà chị lên bờ, chỉ cho cách mua bán làm ăn, ông xã đi đánh bắt, còn chị thì bán sầu đâu xào tôm do ổng kiếm được. Nhờ vậy mà cuộc sống dần ổn định".
Má Năm tên thật là Nguyễn Thị Năm, người ở xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Năm 1978, quân diệt chủng Pôn Pốt tràn xuống các tỉnh biên giới Tây Nam gây nên các vụ thảm sát rợn người (xã Ba Chúc có hơn 3.000 thường dân bị sát hại dã man). Để tránh họa diệt chủng, má Năm cùng chồng là ông Nguyễn Hà Giang và 4 người con chạy lánh nạn. Sau những cuộc di chuyển đến Xiêm Riệm, tỉnh
Tại Neak-Luong, chúng tôi còn trò chuyện với chị Hồ Thị Phụng, 34 tuổi, sinh sống trên nước bạn từ năm 2000 đến nay, bán hàng tạp hóa tại khu vực ngã ba bến phà. Chị Phụng cho biết ông xã chị là nhân viên bến phà, là người Khơmer, anh chị lập gia đình được 5 năm và có với nhau 2 mặt con.
Nói chuyện mưu sinh của những phụ nữ Việt tại khu vực bến phà, chị cho biết Neak-Luong có khoảng 30 phụ nữ người Việt kiếm sống bằng nghề buôn gánh bán bưng, bình quân mỗi chị em hàng rong có thu nhập dao động mỗi tháng từ hơn 600.000rieal đến 1.000.000 rieal (tương đương 2.500.000-4.000.000 VND. "Sống xa xứ nên chị em mình yêu thương, cưu mang nhau lắm. Khi gia đình ai gặp khó khăn, có chuyện hữu sự thì mọi người cùng chung tay san sẻ, giúp đỡ ngay"...
Chị Loan, em gái chị Phụng cũng là người bán rong khi ghé thăm chị, tâm tình: "Phải xa quê nhà vì kế sinh nhai nên chị em ai cũng chí thú làm ăn, chắt chiu dành dụm. Tuy bán hàng rong vất vả, thu nhập hạn chế là vậy nhưng nhiều chị vẫn chăm lo chuyện con chữ cho con, hằng tháng vẫn gửi tiền về Việt
Phà rời bến lao ra giữa dòng Mê-Kông, chúng tôi mang theo bóng dáng tảo tần nhỏ nhoi của những phụ nữ Việt. Mang cả nỗi nhớ quê nhà của nhiều chị vì gánh nặng áo cơm và việc học của các con mà nhiều năm rồi dù rất nhớ quê hương nhưng vẫn cố dằn lòng, xem những cuộc gặp gỡ, truyện trò thoáng qua với những du khách người Việt khi dừng chân ở Neak - Luong cho vơi đi nỗi nhớ