Bà lão chiến thắng bệnh tiểu đường nhờ kiên trì tập thiền dưỡng sinh

Thứ Tư, 02/12/2015, 15:37
Sau khi nghỉ hưu, bà Nguyễn Thị Tâm (69 tuổi, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), tưởng sẽ được sống cuộc đời an nhàn bên con cháu, ai ngờ được rằng, mọi thứ đã không được như ý muốn. Nghỉ hưu không lâu, sức khỏe bà Tâm bỗng nhiên “xuống dốc” không phanh. Khi đi khám, bà Tâm mới bàng hoàng khi nhận kết quả từ các bác sĩ thông báo mình bị bệnh tiểu đường. Lo cho sức khỏe, bà đã đi chạy chữa nhiều nơi, nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Mãi sau này, bà Tâm mới có được sự may mắn từ thiền dưỡng sinh.

Khốn khổ vì bệnh tật giày vò

Bà Tâm sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, nhưng gia đình nghèo, nên từ nhỏ bà đã vất vả. Cuộc sống mưu sinh vì thế cũng làm cho bà Tâm thêm dạn dày và hiểu cuộc sống này nhiều hơn. Sau khi lập gia đình, cuộc sống khó khăn bấy lâu của bà cũng không mấy khá lên. Vợ chồng bà Tâm đều làm công nhân cho Công ty Môi trường Hà Nội. Công việc này cũng chỉ giúp đôi vợ chồng trẻ mưu sinh qua ngày. Cũng vì tiền bạc không dư dả nhiều, nên họ chỉ sinh một người con.

Từ khi lấy chồng tới lúc tuổi già đến gõ cửa, bà Tâm cũng chỉ làm mỗi công việc trên. Sau khi nghỉ hưu, vợ chồng bà Tâm về an dưỡng tuổi già, không làm việc gì thêm. Nhưng không hiểu sao, sức khỏe bà Tâm ngày một rệu rạo, suy sụp nhanh chóng. Trong khi đó, những người bạn đồng trang lứa với mình vẫn khỏe mạnh bình thường. Không những thế, nhiều lần toàn thân bà vã mồ hôi, chân tay bủn rủn như muốn đứt rời cơ thể. Đáng buồn hơn, những lần mệt mỏi, bà lão này không sao nhấc chân đi đâu được.

Tưởng mình bị bệnh tuổi già nên bà Tâm chủ quan, nghĩ chỉ cần ăn uống cẩn thận hơn và năng tập thể dục thể thao, mọi sự sẽ thay đổi theo chiều tích cực hơn. Nhưng không, những biểu hiện trên ngày càng nặng, khiến bà lão ăn không ngon, ngủ không yên. Để chấm dứt tình trạng này, bà Tâm đã ra các hiệu thuốc tây đọc bệnh kê thuốc, nhưng uống mãi mà sức khỏe vẫn không có khả quan. Mặc dù bị bệnh tật hành hạ như vậy, nhưng bà Tâm cố giấu không muốn cho người thân biết, mà âm thầm chịu đựng.

Bà Tâm chia sẻ lúc bị bệnh tật giày vò.

Rồi đến một ngày, sức khỏe của bà lão bị suy kiệt, người chồng lo lắng nên đã đưa vợ đến bệnh viện. Bà Tâm không thể ngờ được khi cầm giấy báo kết quả từ các bác sĩ, mình bị mắc bệnh tiểu đường, đồng thời mỡ trong máu cao cũng như huyết áp tăng mạnh. Những kết luận này khiến tinh thần người bệnh suy sụp hơn, nhưng biết làm sao bây giờ, đành phải chấp nhận trước sự nghiệt ngã của bệnh tật. Cũng như những lần trước, bà Tâm không cho gia đình biết về bệnh mà mình mắc phải. Bà âm thầm chịu đựng, ầm thầm điều trị dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ.

Hàng ngày, người bệnh phải uống một lượng thuốc lớn, cứ như thế, ngày này sang ngày khác, bà Tâm sống không thể thiếu thuốc được. Nhưng bệnh của bà không tiến triển tốt hơn, bà đi lại bệnh viện như “cơm bữa”. Cứ hết thuốc, người bệnh lại phải chịu đựng những cơn giày vò của bệnh tật. Sự đau đớn và mệt mỏi cuối cùng cũng bị gia đình phát giác bà đang mắc bệnh gì. Do theo thuốc tây một thời gian mà bệnh không thuyên giảm nên bà Tâm chuyển sang uống thuốc lá.

Gia đình đi khắp nơi để sắc thuốc cho người bệnh, uống đến hàng trăm ấm, gặp nhiều thầy thuốc nhưng bệnh của bà Tâm vẫn không có dấu hiệu khỏi dứt điểm. Cứ rời thuốc ra, bệnh lại tái phát, khiến bà Tâm càng chán nản hơn. Không muốn chồng con phải đau khổ vì mình, nhiều lúc bà Tâm đã nghĩ đến cái chết. Nhưng được sự động viên của người thân, bạn bè, bà Tâm lại tiếp tục sống, lâu rồi thành quen với căn bệnh mà mình mắc phải.

Kể về lúc bị bệnh nặng, bà Tâm chia sẻ: “Tôi cùng lúc mắc bệnh tiểu đường, mỡ trong máu cao, huyết áp tăng mạnh. Những căn bệnh này khiến tôi sống trong đau đớn về thể xác, nhưng biết làm sao được, mình cũng phải gắng để sống, đến khi nào ông trời gọi đi mới đi được. Nên tôi đã chịu khó ăn uống điều độ, rèn luyện sức khỏe cũng như uống nhiều loại thuốc, nhưng do bệnh nặng, tuổi lại cao, nên bệnh tôi không thể khỏi được. Điều này làm tôi nhiều khi chán nản. Nhưng nghĩ đến chồng con, tôi lại gắng gượng mỉm cười sống tiếp, được ngày nào hay ngày đó”.

May mắn đến từ thiền dưỡng sinh

Do thuốc thang mãi mà không khỏi, nên người bệnh nhiều khi cũng mặc kệ, đến đâu thì đến. Đang trong lúc chán nản thì bà Tâm được một người bạn giới thiệu đến với môn học thiền dưỡng sinh. Người bạn này cũng vừa trải qua căn bệnh “thập tử nhất sinh”, chạy chữa nhiều nơi nhưng không khỏi, sau đó đã đến với thiền dưỡng sinh và mang lại những kết quả khó tin khi bệnh hầu như đã chấm dứt hẳn.

Do biết bạn mình từng mắc bệnh nặng và điều trị như thế nào, rồi bỗng nhiên khỏe lại nhờ đi học thiền dưỡng sinh, nên sau đó bà Tâm đã theo bạn đến một lớp học tại chùa Thượng (xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội) để theo học. Khi đến lớp, bà Tâm thấy rất nhiều người mắc bệnh như mình, có người còn mắc bệnh nan y nặng khác. Thế nhưng, nhìn ai bà cũng thấy toát lên sự tự tin cao độ trong quá trình học thiền dưỡng sinh.

Cũng như nhiều học viên khác, đến với lớp học thiền dưỡng sinh, bà Tâm không phải mất một đồng học phí nào. Để có thể tự chữa bệnh bằng phương pháp này, người bệnh phải học ít nhất 6 buổi, mỗi buổi hơn 2 tiếng đồng hồ. Những ngày đầu đi học, bà Tâm được giảng huấn nói về sự giao hòa giữa cơ thể con người với thiên nhiên, vũ trụ. Mối quan hệ này là mối quan hệ không thể thiếu được cho sự sinh tồn của con người.

Chúng ta tồn tại được không phải chỉ lệ thuộc vào thức ăn, không khí, mà còn lệ thuộc vào nguồn năng lượng vô hình từ không gian, vũ trụ. Chúng ta thu nhận được nó nhờ qua 7 luân xa trên cơ thể. 7 luân xa này được coi như 7 cánh cửa, nó đã được mở từ khi chúng ta chào đời, nhưng trong quá trình sống, do chúng ta tiếp xúc với những cái xấu, mang trong mình những tạp niệm không tốt, nên những luân xa này đóng lại, không thu nhận được năng lượng. Vì vậy, mà ngoài năng lượng thu được từ thức ăn, nước uống ra không đủ để cơ thể chống chọi hoàn toàn với những thay đổi bên ngoài, nên dễ gây bệnh.

Học thiền dưỡng sinh chính là cách để mở 7 cánh cửa luân xa. Sau khi học xong về lý thuyết, bà Tâm được giảng huấn giúp mở 7 luân xa. Sau phương pháp này, bà Tâm có thể tự ngồi thiền được mà không cần đi học nữa. Ngồi thiền dưỡng sinh có nhiều cách ngồi, bà Tâm ngồi thiền nửa hoa sen, tức là cách xếp bằng, một chân trên, một chân dưới.

Do là người mắc bệnh nặng, nên mỗi ngày bà Tâm ngồi từ 3-4 tiếng. Thường thì bà Tâm ngồi thiền từ 9 giờ tối trở đi, ít nhất mỗi lần ngồi cũng một tiếng đồng hồ. Nhờ kiên trì luyện tập luyện, nên hơn 2 qua, bệnh tật của bà Tâm thuyên giảm rõ rệt, bà cũng không còn lệ thuộc nhiều vào thuốc. Để kiểm chứng, bà đã đến bệnh viện thăm khám lại, thì bất ngờ khi thấy bệnh mình không còn tái phát, mà đang dần khỏi hẳn. 

Ông Nguyễn Xuân Điều (Trưởng Bộ môn Trường sinh học Dưỡng sinh – Trung tâm UNESCO Văn hóa Dòng họ và Gia đình Việt Nam) cho biết: “Những người mới học phương pháp thiền cấp 1 phải thực hiện các quy tắc sau: Chọn tư thế phù hợp với khả năng chịu đựng và sức khỏe của mình. Trong 7 tư thế, thì tư thế thiền hoa sen là phương pháp được ứng dụng hơn cả. Sau khi chọn tư thế xong, người học phải thả lỏng toàn bộ cơ thể, lưng thẳng, cổ thẳng, mắt mở. Hai chân ngồi xếp bằng, hai tay để ngửa trên hai đầu gối, hít nhẹ. Sau đó, thở ra từ từ bằng miệng, lặp lại như vậy ít nhất 3 lần, để cơ thể cảm thấy thoải mái nhất. Sau đó, người tập khép miệng lại hơi mỉm cười, vẻ mặt thư thái, nhắm mắt, để lưỡi lên vòm miệng trên, tại chân răng cửa để nối mạch Nhâm – Đốc. Trong quá trình thiền, cần hít thở sâu bằng mũi, vùng vỏ não được nghỉ ngơi, trong khi đó các luân xa được mở sẽ thu năng lượng của vũ trụ. Sau khi xong thiền, người tập mở mắt, chập hai bàn tay lại, hít nhẹ bằng mũi và thở ra bằng miệng một cách nhẹ nhàng. Rồi lấy tay vuốt mặt từ phía trước ra sau gáy, xoa lên hai mắt, vuốt tóc, xoa hai vành tai, vuốt từ gáy xuống cổ. Sau cùng là dùng tay nọ vuốt tay kia, rồi đến hai thắt lưng cho đến xuống bàn chân”.
Xuân Sơn
.
.
.