Ðã đến lúc kiềm chế những gã khổng lồ về công nghệ?

Thứ Ba, 01/08/2017, 12:38
Những thông tin giả mạo và tuyên truyền của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã làm tăng mối quan tâm về sức mạnh của mạng internet. Nhưng với không gian ảo được kiểm soát bởi một số ít các công ty khổng lồ, các chính phủ có thể hy vọng, hoặc thậm chí là mong muốn, kiểm soát được chúng?


“Cái gì cũng có giới hạn của nó” là lời tuyên bố của Thủ tướng Anh Theresa May ðýa ra tại số 10 phố Downing sau vụ tấn công xảy ra trên cầu London Bridge hồi tháng trước. Mọi thứ liên quan ðến chủ nghĩa cực ðoan và khủng bố ðều phải thay đổi”. Và khi một trong số ðó là hành vi của các công ty internet, thì họ không nên cho phép chủ nghĩa cực đoan lợi dụng để sinh sôi. “Tuy nhiên, đó chính là những gì mà internet hay những công ty internet cung cấp”, Thủ tướng May nêu rõ.

Ảnh minh họa.

Phát biểu của Thủ tướng Anh chỉ là một ví dụ mới nhất bày tỏ sự thất vọng của các chính phủ đối với việc internet nói chung và các hãng internet nói riêng (dường như) lảng tránh và bỏ qua các quy tắc mà mọi người phải tuân theo. 

Bọn khủng bố đã sử dụng các ứng dụng mã hóa để lạm dụng trực tuyến, đăng tải những thông tin giả mạo để truyền bá tư tưởng cực đoan, cũng như để tuyển mộ nhân sự. Pháp và Đức đã thực hiện án phạt tiền đối với các công ty cho phép lưu trữ trực tuyến những nội dung liên quan tới Đức Quốc xã. 

Trong khi đó, tại Mỹ, Cục Điều tra liên bang (FBI) đã yêu cầu Apple cho phép xâm nhập vào chiếc iPhone được sử dụng bởi một trong những kẻ sát nhân ở San Bernardino, và đã đưa công ty này ra tòa khi bị từ chối. 

Bên cạnh đó, là quyết định phạt Google số tiền 2,4 tỉ euro của Ủy ban châu Âu vì “gã khổng lồ” này vi phạm quy định chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU), cụ thể là Google ưu tiên dịch vụ mua sắm riêng của họ như việc kiểm soát hệ điều hành Android và cửa hàng ứng dụng Google Play. Điều đó cho thấy, điều này không nằm ngoài phạm vi của các nhà lập pháp.

Câu hỏi đặt ra là: Liệu internet hoặc các công ty internet có thể cung cấp cho chúng ta những lợi ích của truyền thông kỹ thuật số chứ không phải là những nhược điểm của chúng? 

Đó cũng là ẩn ý trong phát biểu của Thủ tướng May và cũng là chủ đề chính trong cuộc họp, được đánh giá là “lạnh nhạt”, giữa người kế nhiệm bà May giữ chức Bộ trưởng Nội vụ Amber Rudd và Giám đốc điều hành Facebook Sheryl Sandberg - người đã lên kế hoạch “từ chối cho phép MI-5 (Cơ quan Tình báo nội địa Anh) truy cập vào những tin nhắn đã được mã hóa của những kẻ khủng bố”. 

Chính việc này đã làm cho người ta nghĩ rằng, Bộ trưởng Nội vụ Anh có khả năng làm được thứ mà bà thực sự không làm được, tức là giải mã được “mọi thứ” được mã hóa trong WhatsApp (ứng dụng tin nhắn mà Facebook sở hữu), hoặc Telegram (ứng dụng tin nhắn được các kẻ khủng bố vô cùng yêu thích vì tính bảo mật và cũng là phương tiện liên lạc không thể bị truy cập lén bởi các tổ chức tình báo. Telegram có một tính năng tên gọi “Secret Chat” (“Chat Bí mật”), cho phép mã hóa toàn bộ cuộc trò chuyện của bạn, sau đó xóa sạch tất cả mọi dấu vết trên máy chủ và cũng cho phép bạn đặt giờ để xóa tin nhắn như Snapchat).

Chủ nghĩa tư bản đã giúp cho sự tăng trưởng của các doanh nghiệp kiểu “người chiến thắng lấy đi tất cả”, nơi mà Google và Facebook chiếm hơn 70% tổng doanh thu quảng cáo trực tuyến của Mỹ và thị phần vẫn đang tăng lên. Google, Facebook, Snapchat hay Twitter là một số ít những công ty có nền tảng kiểm soát gần như tất cả những gì bạn thấy trực tuyến. 

Có hai động lực đằng sau bất kỳ công ty internet nào. 

Thứ nhất: nắm bắt một khách hàng khổng lồ mà phụ thuộc vào dịch vụ của bạn. 

Thứ hai: tìm ra cách kiếm tiền từ gã khổng lồ đó. Siêu tăng trưởng thường xuất phát từ việc phá vỡ những quy tắc kinh doanh thông thường (như nhu cầu ban đầu để tạo ra lợi nhuận) và khai thác các kẽ hở của luật pháp. Rất nhiều công ty hoạt động với một giả định cơ bản rằng, luật pháp không áp dụng đối với internet. Điều này là hoàn toàn không chính xác. Một số những công ty đã nhận ra như vậy khi đã quá muộn. Từ Napster (đóng cửa sau phán quyết của tòa án) tới dịch vụ truyền hình trực tuyến Aereo (đóng cửa sau phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ), rồi Airbnb, Uber...

Ảnh minh họa

Thông tin giả mạo là vấn đề nóng trên toàn cầu. Facebook trở thành nền tảng cho tin tức giả mạo bởi có sự tham gia của một lượng người dùng khổng lồ hàng ngày. 

Google, trong khi đó, đã vô tình quảng bá các kết quả tìm kiếm mang nội dung thúc đẩy phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc... Nó giống như một nhà máy nhiệt điện (dùng than), cung cấp chính xác những gì mà phần lớn người dân muốn, nhưng theo thời gian lại làm cho mọi người không hài lòng, đặc biệt là những người sống gần ống khói của nhà máy này. Cũng giống như sự nóng lên toàn cầu, quá trình này tạo ra các hiệu ứng phụ: hành tinh nóng lên làm nước biển dâng cao, do đó, sự tập trung của những gã khổng lồ internet vào độ chính xác sẽ thúc đẩy các phương tiện truyền thông hướng tới xu hướng clickbait (thường để chỉ những bài viết khơi gợi sự tò mò để người dùng click vào và sẽ được chuyển đến những nội dung không thực sự cung cấp nhiều thông tin cho người xem). Giống như một đàn cá di cư, chúng phải thích nghi để sống trong mọi điều kiện.

Và Youtube? Google chỉ ra rằng, rất nhiều video được tải lên mỗi giây. Làm thế nào để có thể phát hiện ra những video có nội dung cực đoan hoặc phân biệt chủng tộc? 

Tháng trước, Luật sư trưởng Kent Walker của Google khẳng định “không có chỗ cho nội dung khủng bố trên các dịch vụ của chúng tôi” và “sự thật khó chịu là chúng tôi, như một ngành công nghiệp, phải thừa nhận rằng cần phải làm nhiều hơn thế nữa”. 

Câu trả lời của Walker không phải là để tải lên một đoạn video được chấp nhận bởi con người (như từng xảy ra ở các nhà xuất bản), nhưng việc áp dụng “công nghệ” chưa “giúp xác định các video có liên quan tới cực đoan và khủng bố”. 

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, những nội dung cực đoan của IS vẫn hồn nhiên xuất hiện trên Youtube trong nhiều ngày. Việc cung cấp một nền tảng mở, Youtube đã tự tạo ra những thách thức riêng cho chính mình: không thể ngăn chặn các video mang nội dung cực đoan trừ khi làm cho con người không cực đoan nữa hoặc đơn giản hơn là kiểm tra mỗi video trước khi nó được xuất bản.

Các công ty lớn thường cứng rắn chống lại việc áp đặt theo dõi người dùng của mình. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, các chính phủ lại không coi đây là việc bắt buộc. Điều này làm cho các công ty càng lớn mạnh - có khi, theo thời gian còn quyền lực hơn cả các chính phủ. 

Aral Balkan, nhà hoạt động về quyền lợi trực tuyến, người đã viết phần mềm ngăn chặn theo dõi qua mạng, nhận định: “Nếu đây là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như mọi người nói, thì nguyên liệu thô là gì nếu không phải chúng ta - con người? Tại sao người ta không hiểu rằng chúng ta đang nói về một điều cơ bản đang bị đe dọa ở đây là: đạo đức, nhân cách của chúng ta trong thời đại số”.

Nhưng chúng ta, những công dân, đang bị ảnh hưởng bởi làn sóng thu thập dữ liệu của các công ty này, và dường như không có sự lựa chọn dễ dàng nào khác. Các chính phủ nói rằng họ muốn điều chỉnh internet. Nhưng họ đang chọn hướng sai lầm. Vấn đề chính là bộ đôi cách hành xử của con người - rất cực đoan - và sự tồn tại về công nghệ tìm kiếm của các gã khổng lồ công nghệ. Mạng toàn cầu đang định hình các mối quan hệ của chúng ta. Điều lo lắng ở đây là nó có thể bốc cháy bất cứ lúc nào.

Minh Nhật
.
.
.