Thật, giả nấm lim xanh chữa bệnh hiểm nghèo
Chuyện thoát chết kỳ diệu của một ni sư
Sau khi Chuyên đề Cảnh sát Toàn cầu đăng tải bài viết: "Cần có một nghiên cứu khoa học về nấm lim xanh", có thêm nhiều người không may mắc bệnh hiểm nghèo liên hệ cho biết, khi bác sĩ Tây y trong và ngoài nước lắc đầu trả về chờ tử thần tới rước đi thì họ sắc nấm lim xanh do anh Nguyễn Đình Hoa (SN 1976, quê ở thôn 5, xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) hái trên rừng san sẻ lại uống chữa có dấu hiệu bớt bệnh, cơ thể khỏe hẳn lên…
Đáng chú ý chuyện của ni sư Mạn Đà La (tức Hoàng Thị Bích), hiện cư ngụ tại khu phố 4, phường Xuân An, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Bà Bích là Việt kiều tại Pháp đã hồi hương về nước. Bà là người có công giúp Đoàn đàm phán Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong việc đàm phán với phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa ký Hiệp định Paris năm 1973. Ngoài ra, bà còn có nhiều hoạt động trong cộng đồng người Việt tại Paris - Pháp, phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ tại Việt Nam. Vì vậy, bà đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huy chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất…
Nấm lim xanh hái trong rừng Đông Trường Sơn. |
Liên hệ ông Hoàng Vĩnh Hải (cháu của bà Bích), chúng tôi trực tiếp đến gặp bà Bích mới biết rõ ngọn ngành. Theo lời bà Bích, tháng 10-2012, bà được đưa đến Bệnh viện Chợ Rẫy, với chẩn đoán K xương. Các bác sĩ tư vấn nên chụp PET-CT để tìm nguyên nhân. Đây là công nghệ chụp tiên tiến nhất thời điểm đó, phí cho 1 lần chụp là 26 triệu đồng. Có 7 người bệnh nữa có mặt cùng lượt chụp của bà. Do thấy là người tu hành, họ tiến lại hỏi han và trao đổi số điện thoại cho nhau.
Kết quả chụp cho thấy, bà có 4 khối u: 1 ở gan, 2 ở phổi và 1 ở tuyến thượng thận. Bác sĩ gọi riêng anh Hải vào "nói nhỏ", với tình trạng nghiêm trọng như vậy, chỉ có xạ trị; hoặc hóa trị mới mong có cơ hội kiềm chế sự phát triển của các khối u. Nhưng, bà Bích đã lớn tuổi, sức khỏe không đủ để thực hiện các phương pháp điều trị phức tạp và gây đau đớn này nên các bác sĩ khuyên nên tìm phương án khác từ thuốc Nam. Nhận thấy tình hình có thể nguy hiểm tính mạng bà Bích, gia đình bàn bạc và thống nhất đưa bà sang Cuba - nước có khả năng chữa ung thư tiên tiến - để điều trị. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuẩn bị thủ tục, một người thân đọc thấy thông tin trên báo về anh Nguyễn Đình Hoa uống nước sắc từ nấm lim xanh đã chữa được bệnh xơ gan cổ trướng và đang chia sẻ nấm cho nhiều người sử dụng cũng có hiệu quả. Anh Hải hỏi tìm mua của anh Hoa 3kg nấm mang về cho bà Bích sử dụng "cầu may".
"Tôi nhớ như in, khi tôi mang nấm lim xanh về sắc cho ni sư (bà Bích) uống là ngày 22-10-2012. Uống liên tục trong vòng 4 ngày thì ni sư bất ngờ gượng ngồi dậy, rồi tự đi vệ sinh được. Điều này khiến ai cũng ngạc nhiên, vì trước đó ni sư nằm liệt giường, cơ thể suy sụp nghiêm trọng…", anh Hải nói. Thấy cơ thể bà Bích đã có dấu hiệu hồi phục, anh Hải và người nhà tiếp tục sắc nấm lim xanh cho bà uống, mỗi ngày 1 lạng. Nước nấm sắc đậm đặc, đắng khó uống, song mọi người động viên nên bà Bích cố gắng uống thay nước hằng ngày. Kiên trì dùng nấm liên tục một tháng sau đó, anh Hải đưa bà Bích đến Bệnh viện tỉnh Đồng Nai chụp MRI. Kết quả cho thấy các khối u tạm thời dừng phát triển. Cả nhà rất mừng, đưa bà Bích về tiếp tục sắc nấm lim xanh cho uống…
Sau 6 tháng, ni sư được đưa đi chụp PET-CT lần 2. Kết quả vượt quá sự mong đợi. Các khối u đều giảm kích thước rõ rệt. Ni sư có thể ăn uống, đi lại và sinh hoạt bình thường. Các bác sĩ điều trị cũng hết sức bất ngờ trước sự thay đổi kì diệu này. "Từ đó, tôi mua nấm để ni sư (bà Bích) sắc uống thay nước hằng ngày. Bây giờ, sức khỏe dường như hồi phục hẳn, da dẻ hồng hào, mặc dù tuổi đã 81, song bà rất minh mẫn. Vào dịp 30-4 vừa qua, TP Hồ Chí Minh kỉ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bà đi dự lễ, thăm viếng cả ngày mà không biết mệt là gì…", anh Hải nói.
Ni sư Hoàng Thị Bích trò chuyện về việc dùng nấm lim xanh chữa bớt bệnh hiểm nghèo. |
Điều đáng quan tâm, đến nay, 7 người còn lại trong lần cùng chụp PET-CT với bà Bích năm đó đều đã chết. Theo lời anh Hải, anh có tư vấn họ thử dùng nấm lim xanh, nhưng họ không tin. Đến nay, có người đã giỗ đến năm thứ 3. Còn ni sư, sau khi bớt bệnh, bà đã giới thiệu và hướng dẫn cho nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo sử dụng. Trong đó, có không ít trường hợp sức khỏe chuyển biến tích cực…
Cách phân biệt nấm thật, nấm giả
Hiện nay, khi thị trường buôn bán nấm lim xanh ngày càng trở nên bát nháo; chúng tôi trở lại thôn 5, xã Tiên Hiệp, huyện miền núi Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, gặp anh Nguyễn Đình Hoa là người đầu tiên dùng nấm lim xanh sắc uống chữa bớt bệnh xơ gan cổ trướng cho chính bản thân mình và san sẻ nấm này lại cho rất nhiều người uống hỗ trợ điều trị các chứng bệnh hiểm nghèo, như: Viêm gan B, C; xơ gan cổ trướng; ung thư gan, tụy, cổ tử cung… có tác dụng bớt bệnh, kéo dài sự sống.
Gặp lại anh Hoa, hỏi cặn kẽ mới biết, nấm lim xanh không phải là một bài thuốc gia truyền như một số kẻ tự thổi phồng, đồn đại để buôn bán loại nấm này, lừa gạt người tiêu dùng. Anh Hoa khẳng định: "Nấm lim xanh tức là cây nấm mọc trên thân gỗ lim xanh đã mục. Chỉ đơn giản vậy thôi. Tên gọi này là do một số nhà báo khi về tìm hiểu sự việc của tui rồi viết lên báo cách đây đã hơn 5 năm…". Anh Hoa giải thích rằng, lúc đó về gặp anh, các nhà báo không chỉ nghe anh kể việc lên rừng Suối Bùn lấy cây nấm mọc trên cây gỗ thiết lim (còn gọi là cây lim xanh) để sắc uống và chữa bớt bệnh xơ gan cổ trướng; mà còn tận mắt xem những "chứng cứ", như: kết quả xét nghiệm máu, siêu âm, đơn thuốc của bác sĩ ở các bệnh viện lớn ngoài Huế, Đà Nẵng… để xác tín sự việc; rồi họ mới viết bài lên báo, đặt tên loài nấm kia là "nấm lim xanh". Về sau, tên gọi đó trở thành thông dụng…
"Còn có một tư thương ở Tiên Phước, khi thấy nhiều người đến hỏi tui để nhờ tư vấn cách dùng nấm lim xanh và xin san sẻ nấm chữa bệnh hiểm nghèo, bèn giở chiêu trò "đánh lận con đen", thành lập công ty mang tên tui. Thay vì tên họ tui đầy đủ là Nguyễn Đình Hoa, thì họ bỏ bớt chữ lót đi để tui không lấy cớ gì kiện được họ. Trong khi đó, họ lại lấy các bài viết mà nhà báo viết về tui để đưa lên trang mạng công ty họ, lừa phỉnh bán nấm lim xanh cho người bệnh. Tui không biết họ bán nấm thật, hay giả. Nhưng, nói về nấm lim xanh thì rừng Suối Bùn và rừng Đông Trường Sơn dường như đã cạn kiệt, do người dân đổ xô đi hái nấm để bán. Thử hỏi, gỗ lim xanh mục ở các cánh rừng trên có được là bao mà hàng ngày họ xuất bán đi hàng trăm tạ nấm? Nói thiệt, anh em tui đi rừng có khi cả tuần liền mới kiếm được vài ba cây nấm thôi; hái nấm lim xanh bây giờ không dễ dàng gì...", anh Hoa lắc đầu ngán ngẩm.
Anh Nguyễn Đình Hoa đang phơi nấm lim xanh hái trong rừng về thái lát. |
Theo anh Hoa, khi bị mắc bệnh xơ gan cổ trướng, anh chạy chữa khắp các bệnh viện nổi tiếng trong nước không khỏi nên về nhà chờ chết. Khi đó, một người quen tên Dũng ở xã Tiên Lãnh đến thăm và đưa cho anh tờ giấy photo bài viết nghiên cứu của GS - TS Đỗ Tất Lợi về cây nấm linh chi. Anh đọc tài liệu này và gắng gượng ngồi dậy chống gậy lần mò lên rừng Suối Bùn gần nhà để hái nấm mọc trên cây gỗ lim xanh mục; vì loài nấm này nhìn rất giống cây nấm linh chi trong hình vẽ tài liệu nghiên cứu của GS - TS Đỗ Tất Lợi.
Có bệnh thì vái tứ phương, ngờ đâu anh mang nấm về sắc uống và bệnh tình thuyên giảm. Cái bụng to căng như cái trống xẹp dần. Sau đó, anh tiếp tục hái nấm lim xanh sắc uống thay nước hằng ngày và bệnh tình khỏi hẳn. Nước da màu vàng nghệ cũng chuyển sang hồng hào. Đến nay, cơ thể anh rất khỏe, anh đã cùng bạn bè leo dốc, lội suối, luồn rừng để tìm nấm lim xanh có khi mất vài tuần liền vẫn không hề biết mệt…
Chúng tôi tìm hiểu trong cuốn sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" mới biết, cây lim xanh có chất độc nên từ xưa đến nay, không ai sử dụng nó làm thớt cả. Vỏ lim xanh rất độc nên tại các nước châu Phi, người dân dùng chế thuốc độc. Nhưng, đặc biệt nấm linh chi mọc trên vỏ và cây lim xanh lại chữa được nhiều bệnh. Giáo sư E.G. Paris cho rằng, những năm 1980, nấm lim (tức linh chi) mọc trên cây lim xanh, được coi là vị thuốc bổ…
Nấm linh chi là vị thuốc được ghi trong tập sách "Thần nông bản thảo" được viết cách đây khoảng 2.000 năm. Bộ sách "Bản thảo cương mục" nổi tiếng thế giới của tác giả Lý Thời Trân, in lần đầu tiên năm 1595, cũng ghi rõ, có 6 loại linh chi mang màu sắc khác nhau, gồm: Thanh chi (xanh), Hồng chi (còn gọi xích chi, màu hồng), hoàng chi (vàng), bạch chi (trắng), hắc chi (đen) và tử chi (tím).
Với kinh nghiệm lấy nấm của mình, anh Nguyễn Đình Hoa cho biết thêm: Nấm linh chi là một loại nấm hóa gỗ. Nấm lim xanh cũng vậy. Để phân biệt nấm lim xanh hái từ rừng và nấm nuôi trồng, điều dễ nhận thấy là cây nấm mọc tự nhiên trong rừng thường có cuống dài; mũ nấm có dạng hình thận, hình tròn; hoặc hình quạt. Cuống nấm thường lệch sang một phía mũ nấm. Màu sắc đậm, khác nhau theo loài; đơn cử màu đỏ thay đổi từ nâu đến đỏ vàng, đỏ cam; mặt trên mũ nấm bóng như đánh vécni… Đặc biệt, cây nấm mọc tự nhiên có màu sắc thường đậm và có độ đắng mạnh chứ không nhạt như nấm trồng…
Anh Nguyễn Đình Hoa chia sẻ, ai cần được tư vấn thêm về cách dùng nấm lim xanh, có thể liên hệ đến Công ty TNHH MTV Nấm Lim Xanh Nguyễn Đình Hoa Tiên Phước (trụ sở 28 Chu Văn An, TP Đà Nẵng - cạnh Bệnh viện Phụ Nữ Đà Nẵng); ĐT: 0511 3822488 - websile: namlim.vn; hoặc ĐT trực tiếp anh Hoa số di động 01677410700 - 0902967876. |