Ngân hàng Wells Fargo lại dính bê bối
Bởi hơn 1 tháng trước (20-4), Ngân hàng Wells Fargo vừa đồng ý nộp 1 tỷ USD vì đã lạm dụng khách hàng. Đây là khoản tiền phạt lớn nhất cho một ngân hàng dưới thời Tổng thống Donald Trump.
"Đó là một vấn đề nghiêm trọng và tôi nghĩ mức phạt đã phản ánh điều đó", Mick Mulvaney, Giám đốc tạm thời của Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng (CFPB) tuyên bố với giới truyền thông.
Theo giới truyền thông, Văn phòng Quản lý Tiền tệ (OCC) và CFPB đã phát hiện Wells Fargo thu những khoản phí không hợp lý đối với khách hàng vay tiền mua xe và nhà.
Ngoài ra, Ngân hàng Wells Fargo còn áp đặt nhiều chính sách bảo hiểm mà khách hàng không biết hoặc cần với chi phí lên đến hàng triệu USD. Wells Fargo thừa nhận, đã tịch thu xe của hàng nghìn người không trả được các khoản phí kể trên.
Theo một cuộc điều tra nội bộ và Wells Fargo phát hiện ra rằng, 20.000 trong số 570.000 khách hàng có thể đã mất khả năng trả khoản vay để mua xe và bị tịch thu phương tiện một phần xuất phát từ những chi phí bảo hiểm không cần thiết do ngân hàng này đặt ra.
Wells Fargo từng phải hứng chịu chỉ trích sau khi CFPB cáo buộc, nhiều nhân viên của ngân hàng này đã tự mở hơn 1,5 triệu tài khoản khống trong giai đoạn 2011-2015, và thu về hàng triệu USD tiền phí của khách hàng, giúp họ hoàn thành chỉ tiêu doanh số và lĩnh tiền thưởng. Ngoài ra, nhân viên của Wells Fargo còn đăng ký 565.443 thẻ tín dụng không thông qua ủy quyền của khách hàng.
![]() |
Bà Elizabeth Duke, nữ Chủ tịch đầu tiên của ngân hàng Wells Fargo. |
Tờ Wall Street Journal vừa dẫn thông tin từ Bộ Lao động cho biết, họ đang xem xét cách làm ăn của Ngân hàng Wells Fargo xung quanh quỹ về hưu cho khách hàng.
Theo hồ sơ "Wealth and Investment Management", đây là "cơn nhức đầu mới" của ngân hàng Wells Fargo, bởi họ mới đồng ý trả khoản tiền phạt trị giá 1 tỉ USD. Theo giới truyền thông, "sự cố" của Ngân hàng Wells Fargo đang tạo ra lo lắng cho 2 nhóm người. Thứ nhất là khách hàng.
Tuy chưa có đánh giá về tác động của sự việc này tới tài sản của khách hàng đang gửi tại ngân hàng Wells Fargo, nhưng nó đang tạo tâm lý bất ổn với nhiều người. Thứ hai là nhà đầu tư. Tính đến năm 2016, Wells Fargo là ngân hàng có giá trị cao nhất tại Mỹ và là ngân hàng được nhiều người dân, đặc biệt là người về hưu coi là nơi gửi gắm niềm tin đầu tư.
"Chúng tôi lấy làm tiếc và sẽ chịu trách nhiệm với những khách hàng phải nhận các sản phẩm mà họ không yêu cầu", đại diện ngân hàng Wells Fargo tuyên bố.
Vì bê bối này, Wells Fargo đã phải nộp 185 triệu USD tiền phạt cùng 5 triệu USD cho khách hàng. Mặc dù đã đưa ra hình phạt cao nhất kể từ khi thành lập CFPB, nhưng theo cựu Giám đốc Cục Bảo vệ Người tiêu dùng của Ủy ban Thương mại Liên bang David Vladeck, đây là số tiền nhỏ đối với Wells Fargo, bởi ngân hàng này có giá trị thị trường lớn nhất tại Mỹ. CEO của Wells Fargo, ông John Stumpf tuyên bố từ chức sau vụ bê bối kể trên.
![]() |
Ngân hàng Wells Fargo. |
Theo tiết lộ của trang CNN Money, 3 ngân hàng lớn nhất của Mỹ là JP Morgan Chase, Bank of America và Well Fargo đã tư túi 6,4 tỷ USD trong năm 2016 nhờ việc thu phí người dùng tại các cây ATM và nhiều loại phí dịch vụ khác. Thông tin này diễn ra đúng thời điểm xuất hiện tin đồn, ngành ngân hàng Mỹ có thể có xáo trộn sau khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh xem xét lại các quy định trong lĩnh vực này. Được biết, Wells Fargo đã sa thải 5.300 nhân viên vì liên quan tới việc tạo ra số PIN và địa chỉ email giả để đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Và 2 cựu nhân viên của Wells Fargo đã kiện ngân hàng này và đây là vụ kiện đại diện cho số nhân viên làm việc cho Wells Fargo 10 năm qua và số tiền họ đòi bồi thường lên tới 2,6 tỷ USD. |