Gặp "cha đẻ" của tàu không số
Khi cả nước ta cùng tự hào kỉ niệm mốc son 50 năm chói lọi về đoàn tàu huyền thoại mang tên "không số". Ít ai biết rằng để có được đoàn tàu và những chiến công hiển hách là sự nỗ lực không biết mệt mỏi của cả một đội ngũ thiết kế, thi công.
Nửa thế kỉ trôi qua, trong số họ, nhiều người đã ra đi vĩnh viễn. May mắn thay, trong quá trình tìm lại những con người lịch sử ấy, chúng tôi gặp được ông Trịnh Xương, sinh năm 1935, người được coi là "cha đẻ" của đoàn tàu không số, ở số 2, Hàm Long (Hà Nội). Ông nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học - Công nghệ tàu thủy Việt Nam, Trưởng ban thiết kế tàu không số.
Người giải bài toán "Tàu trăm tấn"
Ở tuổi 76, ông Trịnh Xương vẫn còn rất minh mẫn. Dù vừa trải qua một trận ốm liệt giường nhưng khi chúng tôi đến thăm và nhắc đến câu chuyện về đoàn tàu không số thì ký ức hào hùng trong ông cứ ầm ào trở lại. Như một thời ông trực tiếp cùng anh em tham gia thiết kế những chiếc tàu mang tên "không số" đầu tiên vậy.
Ông Xương nhớ lại, sinh ra và lớn lên tại mảnh đất giàu truyền thống cách mạng Thanh Hóa. Tuổi thơ của Trịnh Xương đã chứng kiến những nỗi đau của chiến tranh và gắn liền với con sông Mã - dòng sông chôn giấu biết bao chiến tích anh hùng của người dân xứ Thanh. Năm 1954, Trịnh Xương may mắn cùng 23 lưu học sinh khác được sang học tại Trường Chuyên nghiệp đóng tàu Thượng Hải (Trung Quốc). Sau 5 năm miệt mài học tập, anh cùng một số cán bộ kĩ thuật và kĩ sư hoàn thành nhiệm vụ lần lượt trở về nước. Cũng từ đây, Phòng thiết kế tàu thủy của Việt
Ảnh tư liệu: Tàu không số. |
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, chiến trường Miền
Nhiệm vụ khó khăn này được giao lại cho Viện Khoa học - Công nghệ tàu thủy, mà người đứng mũi chịu sào lại là bác Trịnh Xương. Nhận nhiệm vụ, công việc quá gấp, ông Xương cùng mọi người thức trắng đêm loay hoay tìm lời giải cho bài toán phác thảo hình dáng, kết cấu của con tàu. Không còn cách nào khác, cấp trên chuẩn bị đưa ông Xương vào một số tỉnh trong
Đó là "sự kiện" năm 1960, sau nhiều lần theo dõi, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh phát hiện được một số tàu của địch "lởn vởn" trong lãnh hải của ta. Sau đó, phía ta bắt được một chiếc tàu trên. Điều vô cùng ngạc nhiên là chiếc tàu này hoàn toàn không dùng buồm, chạy không sủi bọt lên mặt nước lại chạy rất nhanh. Từ "chiến lợi phẩm" này, bài toán khó khăn đã dần được giải đáp.
Những con tàu bí mật
Đã có lời giải, Trịnh Xương lập tức đứng ra thành lập ban thiết kế "Tàu trăm tấn". "Đây là một nhiệm vụ hết sức bí mật, tôi chỉ được cấp trên giao cho việc đóng con tàu trăm tấn chứ không hay biết về mục đích của nó. Mãi đến sau này khi nghe một số người bạn ở chiến trường miền
Cùng các đồng nghiệp Lương Văn Triết, Đào Vũ Hùng, Đinh Ngọc Liễn…, Trịnh Xương đã miệt mài làm việc để phác thảo ra hình hài (trong chuyên ngành gọi là tuyến hình) của con tàu bí mật. Phải mất quãng thời gian một tuần liền, ăn, ngủ, nghỉ, tất tần tật, cả nhóm thiết kế không hề đặt chân ra khỏi phòng nửa bước. Việc phác thảo tuyến hình của con tàu đã xong, cả nhóm xem lại kỹ lưỡng rồi đem lên trình bày với cấp trên.
Nghe xong, phương án được chấp thuận, hình tuyến được chuyển khẩn cấp đến xưởng đóng tàu số 3 (Hải Phòng) để thi công. Công việc được triển khai nhanh chóng ngay sau đó, từ xưởng đóng tàu này, 6 chiếc tàu "100 tấn" đã lần lượt ra đời. Cấu tạo chung bao gồm 3 hầm (1 hầm lái và 2 hầm hàng). Cho đến mãi sau này ông Xương cũng như nhóm đồng nghiệp thiết kế mới biết được đó là kho mà cấp trên đóng dùng để chứa vũ khí hạng nặng.
Từ chiếc thứ 7, khâu thi công được chuyển giao lại cho nhà máy đóng tàu Tam Bạc (Hải Phòng). Vỏ được kết cấu hoàn toàn bằng thép qui chuẩn có thể chịu được gió bão cấp 8 - 9, đảm bảo tốc độ trong cả thời tiết xấu. Ngoài tàu bằng thép 100 tấn, cấp trên còn chỉ đạo nhóm thiết kế của Trịnh Xương làm ra loại tàu nhỏ gọn hơn, đặc biệt là phải có hai đáy làm nơi che giấu cán bộ thuyền viên.
Nhận lệnh, một thời gian sau, một loại tàu vỏ gỗ (theo kiểu thuyền đánh cá Gò Công) ra đời. Cả quá trình nghiên cứu, thiết kế, thi công đã được các đồng chí lãnh đạo theo dõi chỉ đạo rất sát sao và kịp thời. Trong vòng một thời gian cực ngắn (3 tháng), ta đã đóng được tổng cộng 13 chiếc tàu sắt trọng tải 100 tấn. "Nhiều lúc nghĩ lại, tôi vẫn không hiểu sao mọi người lại có thể làm được một việc phi thường như thế", ông Xương tự hào chia sẻ.
Toàn bộ những con tàu đóng xong được giao cho đoàn 759 anh hùng phụ trách khai thác. Cũng nhờ đoàn tàu này mà một số lượng lớn vũ khí đã được chở vào chiến trường miền Nam để mở nhiều chiến dịch, trận đánh tại mặt trận phía Đông và Tây Nam Bộ. Nhiều người sau này mới nhận ra rằng: Việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công số lượng tàu trên là một "cú hích" tạo đà cho những thắng lợi vang dội của quân và dân ta trong những năm sau đó.
Làm nên huyền thoại
Ông Xương kể tiếp, chiếc tàu 100 tấn thứ 13 hoàn thành và đưa vào sử dụng, việc thi công những chiếc còn lại được di chuyển sang các xưởng tại Thượng Hải (Trung Quốc). Về phía quân địch, sau những đòn thua cay cú, chúng điên cuồng cho máy bay bắn pháo sáng để chặn đánh các thuyền vận tải từ miền Bắc tại vùng biển Lạch Quèn, xã Quỳnh Tiến, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Trước tình hình đó, ông Trịnh Xương đã đại diện cho nhóm thiết kế đề xuất với Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ cho đóng gấp rút loại thuyền vỏ gỗ có trọng tải 3- 5 tấn giả dạng là tàu đánh cá của ngư dân để chuyên chở vũ khí vào miền Nam hòng qua mặt các phương tiện tiên tiến dò xét của địch.
Đề xuất một lần nữa được chấp thuận. Ta đã huy động 12 tỉnh miền Bắc có nghề đóng tàu thuyền cùng tham gia chiến dịch này. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng nghìn chiếc tàu "đánh cá" mang trọng trách của một "chiến tàu" được hoàn thành và đưa vào phục vụ chiến đấu. Chiến dịch này mang tên "T5", và đội vận tải tiền phương bằng thuyền thô sơ chính thức ra đời. Trong khi địch vẫn đang tập trung đánh phá xe vận tải đường bộ, ta đã lén dùng thuyền "đánh cá" đưa vũ khí sâu vào tiền tuyến. Để tránh địch nghi ngờ, số tàu trên được chia thành những tốp nhỏ lẻ để ra khơi. Tốp đi trước do thám tình hình, cảnh giới an toàn rồi mới cho những tốp sau chuyên chở vũ khí tiến vào.
Ngoài các thuyền buồm gắn máy giả dạng tàu đánh cá, tại vùng Cửa Đài (Quảng Ninh), nhóm thiết kế của Trịnh Xương cũng sáng tạo ra một loại tàu mang tên Tiên Yên. Đây là loại tàu dành cho Bộ Tư lệnh Công an vũ trang để trà trộn vào thuyền dân, ngăn chặn kịp thời các hoạt động quấy phá của địch. Có thể nói, ta đã đánh thắng địch bằng trí tuệ và sự sáng tạo. Những sáng tạo tuyệt vời đã giúp chúng ta giảm bớt thương vong, khiến quân địch khiếp sợ. Góp phần giành thắng lợi trong nhiều trận đánh của quân và dân ta.
Đến thời điểm này, nửa thế kỉ đã trôi qua, những chàng kĩ sư thiết kế tàu không số đầy nhiệt huyết ngày nào như Trịnh Xương năm xưa nay tóc đã bạc, mắt mờ, chân chậm… Nhưng khi nhắc tới những kỉ niệm về đoàn tàu huyền thoại "không số" những ký ức vui buồn trong ông lại ùa về. Còn đối với chúng tôi, những thế hệ trẻ đó là một thời khắc thiêng liêng, một huyền thoại đã được lịch sử chứng minh