Châu Âu gia tăng mâu thuẫn về người di cư
- Đang có một cuộc di cư chưa từng có ở Anh
- Người di cư châu Phi bị bọn buôn người ném xuống biển
- Di cư từ châu Phi qua Tây Ban Nha tăng nhanh
Đồng thời nhấn mạnh, Hungary không phải là thành viên EU duy nhất không thực hiện cơ chế hạn ngạch, và việc này không được thực thi nghiêm túc trên thực tế. Trước đó Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cũng chỉ trích quyết định kể trên và coi đó là "sự vô trách nhiệm và không thể chấp nhận được bởi đe dọa đến an ninh và tương lai của châu Âu".
Quyết định bác khiếu nại của Hungary và Slovakia đối với kế hoạch phân bổ hạn ngạch người di cư giữa các nước thuộc EU của Tòa án Công lý châu Âu đang gây ra những phản ứng khác nhau. Thủ tướng Slovakia Robert Fico cho biết, nước này sẽ tiếp tục đấu tranh mặc dù tôn trọng phán quyết hôm 6-9 của Tòa án Công lý châu Âu.
Thủ tướng Cộng hòa Czech Bohuslap Sobotka tuyên bố, nước này sẽ không thay đổi quan điểm của mình đối với vấn đề người di cư. Thủ tướng Ba Lan Beata Szydlo khẳng định, họ sẽ không chịu khuất phục trước sức ép của EU.
Thủ tướng Hungary Vicktor Orban. |
Theo giới truyền thông, EU đã thông qua chương trình phân bổ hạn ngạch người di cư với mục tiêu tái định cư cho 160.000 người tị nạn, nhưng mục tiêu này đến nay vẫn chưa thể hoàn thành do vấp phải sự phản đối của một số nước Đông Âu.
Bởi trước đó (3-9), Thủ tướng Ba Lan Beata Szydlo khẳng định, nước này sẽ không nhượng bộ kế hoạch tái phân bổ người tị nạn của EU. Ủy viên châu Âu về vấn đề di cư Dimitris Avramopoulos cho biết, EU đang xem xét các biện pháp trừng phạt đối với Hungary, Ba Lan và Cộng hòa Czech vì đã từ chối tiếp nhận người tị nạn theo hạn ngạch phân bổ của khối.
Tổng thống Czech Milos Zeman mới ký phê chuẩn Luật sửa đổi về cư trú đối với người nước ngoài. Theo đó các cơ quan chức năng có quyền ngừng xử lý hồ sơ đề nghị cấp cư trú nếu người nước ngoài đệ đơn không có mặt tại địa bàn mà không có lý do xác đáng hoặc nộp các giấy tờ, tài liệu giả. Đây được coi là biện pháp nhằm hạn chế người di cư đến Czech vì mục đích kinh tế.
Giới bình luận cho rằng, sự phản đối của một số nước Đông Âu chứng tỏ phán quyết của Tòa án Công lý châu Âu và sức ép của EU không thuyết phục được những thành viên "chống đối" và điều này thể hiện mâu thuẫn nội bộ đang trở nên trầm trọng.
Bởi cả Hungary và Slovakia đều hiểu họ khởi kiện và thất bại, nhưng vẫn làm để thể hiện thái độ phản đối theo cách công khai, đồng thời chứng tỏ sự độc lập với sự điều khiển của EU. Và điều này cũng phơi bày mức độ bất đồng và phân hóa trong nội bộ EU xung quanh vấn đề người tị nạn.
Bởi Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel hoan nghênh quyết định của Tòa án Công lý châu Âu và bày tỏ hy vọng các nước EU sẽ tuân thủ và nhanh chóng triển khai việc tiếp nhận người tị nạn. Pháp và Italia cũng đồng quan điểm với Đức trong vấn đề này.
Ngoại trưởng Italia Angelino Alfano từng đề nghị Liên hợp quốc hỗ trợ thúc đẩy các cuộc đàm phán giữa các phe phái đối lập tại Libya để ngăn chặn làn sóng di cư từ nước này. Và đây được coi là biện pháp cơ bản nhằm ngăn chặn làn sóng di cư bất hợp pháp từ Libya qua Địa Trung Hải tới Italia.
Dòng người di cư đổ vào châu Âu. |
Trong một diễn biến liên quan, ngày 9-9, Lực lượng bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đã giải cứu 96 người di cư bất hợp pháp ngoài khơi bờ biển nước này, khi họ đang tìm cách đến châu Âu. Những người di cư này lênh đênh trên những chiếc thuyền ọp ẹp, cũ kĩ vượt biển đầy nguy hiểm để tới Hy Lạp. Sau khi được giải cứu, những người di cư kể trên sẽ được Thổ Nhĩ Kỳ tiếp nhận.
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Romania cũng vừa bắt một tàu cá chở 68 người di cư (chủ yếu mang quốc tịch Syria và Iraq) ở ngoài khơi bờ biển nước này. Điều đáng nói là cơ quan chức năng Romania đã bắt 2 kẻ buôn người đi cùng tàu cá kể trên. Trước đó (13-8), Lực lượng Bảo vệ bờ biển Romania đã phát hiện một tàu chở 69 người tị nạn Iraq và 1 người Bulgaria cùng 1 người Cyprus bị bắt để điều tra với cáo buộc buôn người.
Ngoài ra, Lực lượng Biên phòng Romania cũng mới chặn một xe tải chở 42 người di cư tại thị trấn Nadlac, giáp giới với Hungary. Những người này thừa nhận buộc phải "đeo bám" để đến các nước thuộc khu vực tự do đi lại Schengen. Giới chức Romania đang lo ngại biển Đen có thể trở thành tuyến đường thay thế cho tuyến qua Địa Trung Hải để người tị nạn châu Phi đến châu Âu. Theo giới truyền thông, Romania đã trở thành một trong những điểm trung chuyển của người di cư từ Syria và Iraq đến Tây Âu.