Cách ly toàn bản, cấp tập khống chế ổ dịch sởi ở miền núi Nghệ An

Thứ Ba, 04/11/2014, 14:29
50 hộ với 346 nhân khẩu ở bản Piềng Coọc, xã Mai Sơn (Tương Dương, Nghệ An) có ổ dịch sởi đang được cách ly, hơn 100 em học sinh của ba cấp ở toàn bản cũng đang buộc phải nghỉ học để đảm bảo không lây lan nguồn bệnh.

Lp trm dã chiến điu tr dch si ti bn min núi

Ngày 15/10, báo cáo của Sở Y tế Nghệ An cho biết hiện tại có 48 trường hợp sốt phát ban dạng sởi ở bản Piềng Coọc  xã Mai Sơn, huyện Tương Dương đang được điều trị tại trạm dã chiến trường tiểu học của bản này. Trước đó 13/10 có 48 trẻ em chủ yếu ở bản Piềng Coọc đã được xác định là bị sốt phát ban dạng sởi. Ngày 8/10, một trẻ 18 tháng tuổi đã tử vong nghi là sởi sau một tuần bị ốm.

Ông Hoàng Đăng Hảo, Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, các em mắc bệnh đều nằm trong độ tuổi từ 8 tháng đến 12 tuổi. "Hiện tại, trong số 48 ca mắc bệnh thì có 31 cháu đã được điều trị theo dõi tại nhà, số còn lại đang nặng hơn tiếp tục được điều trị tại 5 phòng học của bệnh viện dã chiến. 13 y, bác sĩ của Sở cùng Trung tâm Y tế dự phòng với máy phát điện, thuốc men đang trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân tốt nhất", Phó Giám đốc Sở Y tế nói.

Cục y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cũng đã có công văn gửi Sở Y tế Nghệ An yêu cầu giám sát chặt chẽ diễn biến dịch sốt phát ban dạng sởi tại Tương Dương. Bằng mọi biện pháp phải khống chế và dập ổ dịch.

Ông Vi Tân Hợi, Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương cho biết, công tác điều trị cho các trẻ em nhiễm bệnh, dập dịch tại địa bàn đang được cấp tập tiến hành. "Hiện tại trong 17 mẫu bệnh phẩm được Sở Y tế lấy xét nghiệm đã có kết quả là 8 trường hợp dương tính với sởi. Vì vậy đến thời điểm hiện tại đã khẳng định ổ dịch ở Piềng Coọc là sởi", ông Hợi nói.

Do địa bàn bản Piêng Coọc, xã Mai Sơn giáp ranh với biên giới Việt Lào và cách trung tâm huyện chừng 100km giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, chưa có điện lưới nên gặp nhiều khó khăn trong công tác điều trị và tuyên truyền. Vì vậy, huyện đã hỗ trợ kinh phí kịp cho công tác khống chế bệnh ở bản Piềng Coọc, chỉ đạo Quỹ Bảo trợ trẻ em hỗ trợ 200.000 đồng mỗi cháu, huy động giáo viên mầm non Mai Sơn nấu cháo phục vụ bệnh nhi.

Hơn 100 hc sinh phi ngh hc đ cách ly ngun bnh

48 trẻ em bản Piềng Coọc đang được điều trị tại trạm dã chiến ở trường tiểu học.

Theo ông Vi Tân Hợi, bản Piêng Coọc có tất cả 50 hộ với 346 nhân khẩu, hầu hết là dân tộc Mông. Để chống dịch lây lan, nhà chức trách huyện cùng với Sở đã tiến hành cách ly, khoanh vùng toàn bộ bản, không cho người ra vào. "127 trẻ em ở ba cấp (trong đó mẫu giáo là 23; tiểu học 62 cháu, còn lại là cấp trung học cơ sở) đã phải nghỉ học 3 ngày nay không ra khỏi bản để khỏi lây lan nguồn bệnh", Phó Chủ tịch huyện nói. Bên cạnh đó, huyện đề nghị Bộ đội Biên phòng ở địa phương, cán bộ trung tâm truyền thông phối hợp hỗ trợ trong công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ được sởi, đồng thời tránh tâm lý hoang mang.

Ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục Nghệ An cho biết, Sở cùng  Phòng Giáo dục Tương Dương và  Trung tâm Y tế dự phòng của huyện cho các em học sinh trong bản Piềng Coọc nghỉ học để tránh lây bệnh. Đồng thời cùng với các ban ngành tìm biện pháp thích hợp nhất để chữa trị cho các em đã nhiễm bệnh.

" Sở và trường chưa thể ấn định được thời gian quay trở lại trường đối với các em phải nghỉ học ở Piềng Coọc. Khi nào cơ quan y tế kết luận sức khỏe của các cháu học sinh đủ điều kiện thì sẽ cho trở lại trường ", ông Hoàn nói và cho biết sau khi các em trở lại trường, Sở sẽ chỉ đạo giáo viên dạy bù, dạy phụ đạo chương trình cho các em.

Sở Giáo dục Nghệ An cũng cho biết, đang soạn thảo công văn gửi cho tất cả các trường trên toàn tỉnh, đặc biệt là các trường nằm dọc ven theo các tuyến quốc lộ thực hiện các biện pháp phòng dịch sởi và các dịch bệnh khác như bệnh đau mắt đỏ đang có dấu hiệu bùng phát tại Nghệ An.

Về biện pháp lâu dài trong phòng chống dịch sởi nói riêng và các dịch bệnh khác đối với vùng sâu vùng xa trên địa bàn như Piềng Coọc, ông Bùi Đinh Long, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho rằng ngành Y tế đã có kịch bản riêng như thành lập bệnh viện dã chiến, phối hợp các các ban ngành để tập trung khống chế.

Giám đốc Sở Y tế cũng cho biết, chất lượng công tác tiêm chủng ở vùng sâu vùng xa rất quan trọng. Vấn đề này có hiệu quả tốt có sự phối hợp chặt chẽ giữa phía ngành Y tế cung cấp dịch vụ và phía nhân dân hưởng ứng tiêm chủng. Hai bên cần phối hợp với nhau chặt chẽ thì hiệu quả mói cao. "Tỷ lệ tiêm vacxine ở vùng dân cư trên 80% sẽ giảm được việc phát sinh dịch bệnh, còn nếu đạt dưới 80% sẽ rất dễ bùng phát các bệnh dịch và truyền nhiễm", Giám đốc Sở Y tế lý giải thêm.

Bệnh sởi có khả năng lây lan rất cao, gần như ai chưa có miễn dịch (chưa từng mắc hay tiêm phòng) đều có khả năng mắc bệnh. Tại Việt Nam, dịch sởi bùng phát mạnh mẽ đầu năm nay đã khiến hơn 30.000 trẻ mắc bệnh, hơn 100 em đã tử vong.

Tại Nghệ An, đã có 3 trẻ tử vong vì bệnh sởi, ngoài ra còn có hàng trăm bệnh nhân khác nằm điều trị tại các bệnh viện huyện và tuyến tỉnh. Đến cuối tháng 4 vừa qua, tỉnh này công bố cơ bản khống chế, dập tắt được dịch sởi

Bình Sơn
.
.
.