Brexit có nguy cơ đẩy Campuchia vào khủng hoảng kinh tế?
- Nước Anh vẫn gian nan với Brexit
- Đàm phán Brexit bế tắc, nước Anh chìm vào chia rẽ
- Anh: Chia rẽ sâu sắc trước Brexit
Làn sóng thiệt hại kinh tế đầu tiên dự kiến sẽ trở nên rõ ràng vào mùa xuân nếu Phnom Penh mất chế độ thuế quan ưu đãi từ Vương quốc Anh.
Campuchia đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, một phần nhờ vào xuất khẩu mạnh mẽ được hỗ trợ bởi thỏa thuận "Mọi thứ trừ vũ khí" (EBA) của EU. EBA cho phép 49 quốc gia kém phát triển nhất thế giới xuất khẩu sang EU miễn thuế. Khi Anh dự kiến rời khỏi liên minh vào cuối tháng 3, hàng xuất khẩu từ quốc gia Đông Nam Á vào Anh sẽ có khả năng mất tư cách miễn thuế.
Một báo cáo của Viện Phát triển Đức công bố tháng này cho biết, trong số các nước đang phát triển, Campuchia có thể là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Brexit. "Các khoản lỗ cao nhất từ trước đến nay xảy ra ở Campuchia, nơi có sự phụ thuộc cao nhất vào thị trường Anh, do tỷ lệ xuất khẩu sang Vương quốc Anh là 7,7%", báo cáo cho biết.
Campuchia đã phải đối mặt với các vấn đề vì EU đã bắt đầu xem xét đình chỉ thỏa thuận EBA với nước này. Động thái của EU được đưa ra sau khi đảng Cứu nguy Quốc gia Campuchia đối lập bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
Giáo sư Emeritus Carl Thayer tại Đại học New South Wales Canberra cho biết: "Việc rút thỏa thuận EBA sẽ có tác động tàn phá đối với ngành dệt may của Campuchia. Điều này có khả năng khiến hàng trăm nghìn công nhân mất việc.
Dù vậy, phát ngôn viên Chính phủ Campuchia Phay Siphan dường như không quá lo lắng. "Chúng tôi dự báo sẽ gặp khó khăn trong một thời gian, nhưng không lâu nữa", ông Phay Siphan nói. "Chúng tôi không mất thị trường nhưng chúng tôi sẽ phải trả thuế, đó là những gì chúng tôi đang đàm phán ngay bây giờ. Chúng tôi cố gắng phát triển mối quan hệ", ông Phay Siphan nói và thêm rằng Chính phủ Campuchia đang tìm kiếm bất cứ ai, bất kể màu gì, ai muốn làm kinh doanh để làm cho quốc gia của chúng tôi tồn tại".