GS. Nguyễn Hồng Phong - người Thầy của tôi
Tôi có chút thành công gì trong điện ảnh cho tới nay cũng do được cậu tôi sớm định hướng từ đầu theo chiều hướng đó. Chính ông là người đã trang bị để tôi có được một cách nhìn sự vật của riêng mình để rồi từ đó làm công việc sáng tác.
Đầu năm 2005, Hội Sử học Việt Nam tổ chức tại Hà Nội một hội thảo nhân kỷ niệm 75 năm ngày sinh cố GS Nguyễn Hồng Phong, đồng thời ra mắt tuyển tập những công trình nghiên cứ khoa học xã hội và nhân văn của ông. Với tôi, GS không chỉ là một học giả lớn mà còn là người thầy với ý nghĩa đầy đủ nhất của từ này.
Con người của học thuật
Giáo sư Nguyễn Hồng Phong tên thật là Trịnh Công Hồng, sinh trưởng trong một gia đình công chức nghèo ở tỉnh Hà
Là người sớm quan tâm và coi trọng những giá trị truyền thống của dân tộc, GS. Nguyễn Hồng Phong đã nghiên cứu và công bố nhiều công trình khoa học có giá trị như: Truyện tiếu lâm Việt
Năm 1963, GS cho ra đời cuốn Tìm hiểu tính cách dân tộc, trong đó ông trình bày những khảo cứu của mình về những đặc điểm tính cách dân tộc Việt
Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, GS. Nguyễn Hồng Phong dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu về các vấn đề văn hóa, văn minh và phát triển. Ông là người đề xuất và là chủ nhiệm, đồng thời là một trong những người thực hiện trực tiếp chương trình khoa học cấp nhà nước: Văn hóa, văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xã hội, gồm 17 đề tài. Sau khi ông qua đời, Viện Sử học còn cho công bố hai cuốn sách di cảo của ông: Văn hóa Chính trị Việt
Là Viện trưởng Viện Sử học, GS. Nguyễn Hồng Phong cập nhật rất nhanh những thành tựu nghiên cứu trên thế giới trong lĩnh vực khoa học xã hội rồi thông tin lại cho anh chị em trong Viện, gợi mở những vấn đề cần nghiên cứu không giữ riêng cho mình. Ông luôn chấp nhận sự đa nguyên trong nghiên cứu khoa học và đó là điều mà GS. Hoàng Ngọc Hiến cho là dễ chịu nhất khi làm việc với ông.
GS. Nguyễn Hồng Phong còn là một nhà văn hóa. Trong con người ông là một kho kiến thức uyên bác về nhiều lĩnh vực: triết học, mỹ học, văn học, thơ ca, hội họa. Những bài giảng của ông tại các trường nghệ thuật thực sự đã làm say mê biết bao thế hệ sinh viên…
Cậu tôi, cũng là thầy tôi
Tôi đến với điện ảnh bằng những sự tình cờ run rủi của số phận, không hề có sự chuẩn bị gì từ trước. Gia đình tôi toàn những người làm ngành y và dạy học. Trong tất cả những người thân ấy chỉ có một người am hiểu lĩnh vực văn học nghệ thuật là cậu tôi: GS. Nguyễn Hồng Phong - chồng của bà Nguyễn Thị Ngọc Trai, em mẹ tôi. Có một người thân như vậy trong gia đình thực sự là một may mắn đối với tôi khi quyết định dấn thân vào con đường nghệ thuật.
Cha tôi là GS, bác sĩ Đặng Văn Ngữ, suốt ngày miệt mài trong phòng thí nghiệm bên chiếc kính hiển vi, ông chẳng có thể giúp gì cho tôi trong quyết định hệ trọng này. Đầu năm 1967, trước khi lên đường vào chiến trường Trị - Thiên, ông gửi gắm tôi cho người em cọc chèo của mình, người mà ông gần gũi thân tình nhất trong gia đình. Từ đó, GS. Nguyễn Hồng Phong trở thành người thầy của tôi theo đúng nghĩa của nó.--PageBreak--
Tôi nhớ lại những bài học đầu tiên ông dạy cho tôi, là những bài giảng về triết học (đây là lĩnh vực ông coi trọng nhất). Ông đưa cho tôi đọc rất nhiều tài liệu có liên quan đến triết học, mỹ học Marx, kể cả của những trường phái triết học phương Tây. Tôi biết đến Freud, Hegel, Garaudy, Fitcher… rất sớm là cũng nhờ ông cung cấp cho đọc. Đọc xong đến đâu, ông giảng giải phân tích cho tôi cặn kẽ. Những buổi “lên lớp” như vậy thường diễn ra sau những bữa ăn (một dạo ngày hai buổi, tôi ăn cơm tại nhà ông sau khi đã đưa vợ con đi sơ tán về nông thôn. Đó là những ngày báo động liên miên trong thành phố).
Những buổi học như vậy không có giáo trình, giáo án (hay nếu có thì có lẽ được ông sắp xếp sẵn trong đầu) và người theo học là tôi, chỉ nghe mà không ghi chép. Cậu tôi có một cách nói thật sâu sắc mà giản dị, sáng rõ, có sức lôi cuốn kỳ lạ. Ai đã được nghe ông thuyết trình dù chỉ một lần thôi đều bị mê hoặc như thôi miên. Những lúc thụ học với ông sau những bữa ăn như vậy tại ngôi nhà số 6 Lý Thường Kiệt, tôi có cảm tưởng như mình là một đệ tử đang tầm sư học đạo theo lối giáo dục truyền thống của người xưa. Cái lối dạy truyền khẩu và học nhập tâm ấy đã cho tôi biết bao kiến thức cần thiết. Chúng đi vào tâm thức của tôi lúc nào không hay.
Sau khi đã trang bị xong cho tôi một số kiến thức cơ bản về triết học, mỹ học, ông bắt tôi đọc sách: tiểu thuyết, thơ, văn kể cả kho tàng ca dao, tục ngữ. Ông giảng giải cho tôi về những trào lưu văn học hiện đại của phương Tây, những trường phái hội họa trên thế giới (ông có viết một cuốn sách về Picasso). Đặc biệt ông hướng sự quan tâm của tôi vào kho tàng văn hóa dân tộc qua thơ văn của các tác giả cổ điển trong nước, qua ca dao, tục ngữ (đến bây giờ tôi vẫn cho rằng, bài viết của ông về Hồ Xuân Hương có lẽ không ai có thể viết hay hơn). Không chỉ giới hạn trong những kiến thức trên, ông còn cho tôi được tiếp cận rất sớm với nền văn học sáng tác trong vùng tạm chiếm ở miền Nam qua các tạp chí Văn, Bách khoa; những tiểu thuyết, ấn phẩm được cung cấp để cơ quan ông nghiên cứu và chỉ được lưu hành trong nội bộ. Do vậy sau khi hai miền thống nhất, vào
Bằng văn học, thơ ca, bằng những hình tượng trong ca dao, bằng những phân tích về hội họa, ông đã tập cho tôi cách tư duy bằng hình ảnh, một phẩm chất không thể thiếu của người làm điện ảnh. Đạo diễn Fellini, người Italia, nói: “Đạo diễn không phải là một nghề. Đó là một cách nhìn đời, một nhân sinh quan”. Càng ngày tôi càng thấm thía câu nói đó. Thật vậy, người đạo diễn không phải là người có trong tay một mớ thủ pháp rồi hành nghề. Cái hành trang quan trọng nhất khi bước vào nghề này là cái nhân sinh quan, cái cảm quan thẩm mỹ của riêng anh. Không có cái đó, người đạo diễn chỉ là một người thợ (thợ khéo hay thợ vụng).
Tôi từng được chứng kiến nhiều cuộc đàm đạo tại nhà cậu tôi giữa ông và các bạn bè: GS. Vũ Khiêu, GS. Đình Quang, nhà nghiên cứu Hán Nôm Vũ Hoàng Địch, nhà văn Nguyễn Tuân, nhà điêu khắc Diệp Minh Châuv.v... những người bạn tâm đắc của ông. Giá như có ai ghi lại tất cả những điều ông nói trong các cuộc trò chuyện đó, hệ thống chúng lại, có thể trở thành những cuốn sách rất hay, rất bổ ích. Đó là điều khi nhớ về ông, cảm thấy rất tiếc…
Tại Hội thảo, nhiều người đã phát hiện nhiều khía cạnh đa dạng trong con người khoa học của GS. Nguyễn Hồng Phong. Theo GS. Phan Huy Lê thì Nguyễn Hồng Phong đã đưa Triết học đến gần với Sử học hay như GS. Phong Lê nói, ông đã đưa chất thơ vào Sử học, bôi trơn cho lĩnh vực này làm cho nó trở nên mềm mại hấp dẫn hơn. GS. Vũ Khiêu có nhận xét rằng, ở Việt
Là một người trọn đời chỉ quan tâm đến những vấn đề của khoa học xã hội nhân văn, về con đường đi và sự phát triển của đất nước, con người Nguyễn Hồng Phong như PGS. Vũ Hoàng Địch mô tả: “Luôn giữ một khoảng cách nào đó với cuộc đời, không bon chen vào những cái tầm thường....”. Và như GS. Vũ Khiêu, người bạn thân nhất của ông từng nhận xét: “Ông không bao giờ tự làm người ta hiểu mình”. Phải chăng đó là phẩm chất của những con người đã đạt đến chữ Đạo?
Riêng với tôi, ông là người đầu tiên đã dẫn dắt tôi đi vào con đường nghệ thuật. Nhiều người thường ngạc nhiên khi biết tôi không được đào tạo qua trường lớp nào về điện ảnh. Nhưng như người xưa thường nói: “Không thầy đố mày làm nên”. Người thầy của tôi chính là cậu tôi - GS Nguyễn Hồng Phong