Khoảnh khắc lay động lòng người và bức ảnh nổi tiếng thế giới của nhiếp ảnh gia gốc Việt
Những người dân Mỹ đã không còn lạ lẫm gì với những cuộc biểu tình thường xuyên diễn ra tại các thành phố của đất nước này. Nạn bạo động ngày một gia tăng, tình hình tội phạm bạo lực luôn đe dọa đất nước đông dân này. Mặc dù toàn bộ lực lượng cảnh sát đã được huy động để trấn áp dòng người biểu tình nhưng vẫn có những thương vong, những đau đớn và mất mát. Ngày 12/11 vừa qua, hàng trăm người biểu tình đã đổ xuống đường thành phố Portland, bang Oregon. Những người biểu tình đã trang bị kính bảo hộ, mặt nạ phòng độc đổ xuống đường để chống lại lực lượng cảnh sát. Họ tuần hành qua các trụ sở chính quyền ở Portland để yêu cầu đòi quyền bình đẳng. Không chỉ tuần hành mà họ còn dựng lều trại trên vỉa hè của các con phố khiến cảnh sát phải mạnh tay để dẹp bỏ. Theo yêu cầu của thị trưởng thành phố thì phải dẹp toàn bộ lều trại của người biểu tình bằng mọi cách kể cả phải dùng vũ lực và súng hơi cay. Theo báo cáo của cảnh sát thì những lều trại này dựng lên là nơi để các thành phần tội phạm như trộm cắp, nghiện ngập cư trú. Chính vì vậy mà cuộc biểu tình càng ngày càng căng thẳng bởi sự chống đối của các thành phần tội phạm.
Đêm 12 tháng 11, cảnh sát đã bao vây tại các lều trại và sử dụng vũ lực để tháo dỡ nhưng những người biểu tình ra sức kháng cự lại yêu cầu của chính quyền thành phố. Cảnh sát thành phố Portland cho hay, họ đã phải sử dụng vũ khí để trấn áp dòng người biểu tình. Hơn 50 người đã bị bắt đưa về trụ sở cảnh sát, trong số đó cũng có không ít người bị thương bởi đã cố tình chống lại cảnh sát. Số người bị bắt không làm giảm đi sự căng thẳng của cuộc biểu tình mà còn làm dấy lên sức nóng. Những người biểu tình hò hét, đập phá rồi đòi xông vào trụ sở của chính quyền thành phố, khiến các nhân viên an ninh phải dàn hàng ngang để ngăn dòng người biểu tình quá khích. Họ còn tập hợp lại thành từng nhóm để tìm cách dựng lại lều trại. Giới chức thành phố phải dùng dây thép gai lập hàng rào bảo vệ ở ba khu công viên tiếp giáp nhau, ngăn người biểu tình tràn vào khi các công viên đang được dọn dẹp.
Khoảnh khắc
Có mặt tại cuộc biểu tình, nhiều phóng viên báo chí truyền hình, các nhiếp ảnh gia rồi những tình nguyện viên đã cố gắng ghi lại những thông tin cũng như hình ảnh của cuộc biểu tình để đưa tin với mong muốn làm giảm được sức nóng của cuộc biểu t́nh. Trong số những người xuống đường để theo dơi cuộc biểu t́nh có một nhiếp ảnh gia người Mỹ gốc Việt Johnny Nguyen. Chàng sinh viên 21 tuổi này đã có mặt để ghi lại những hình ảnh của cuộc biểu tình qua ống kính máy ảnh. Mặc dù là một nhiếp ảnh gia nghiệp dư nhưng Johnny Nguyen đã rất nỗ lực để ghi lại những hình ảnh một cách chân thực và sắc nét nhất. Theo suy nghĩ của nhiều người cũng như của chính Johnny Nguyen thì anh là người may mắn bởi anh đã có mặt tại cuộc biểu tình và ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng nhất. Có những suy nghĩ như vậy bởi Johnny Nguyen đã có một bức ảnh được coi là thông điệp và có sức mạnh đánh vào lòng trắc ẩn của tất cả mọi người. Johnny Nguyen hiện đang là sinh viên của Trường Cao đẳng Cộng đồng ở thành phố Portland. Ngoài công việc học tập tại trường thì Johnny Nguyen có niềm đam mê nhiếp ảnh. Mặc dù chỉ là một nhiếp ảnh gia tự do, chụp hình vì sở thích và niềm đam mê, nhưng Johnny Nguyen đã trang bị cho mình một bộ máy ảnh hiện đại và chuyên dụng. Là một người gốc Việt sống và học tập trên đất Mỹ nên tất cả những gì mang tính thời sự diễn ra trong thành phố, Johnny Nguyen đều muốn ghi lại được không chỉ vì sự hiếu kỳ mà anh ý thức được trách nhiệm của một công dân của thành phố.
Bức ảnh làm lay động lòng người. |
Bức ảnh chụp cảnh sát da trắng Bret Barnum ôm cậu bé da màu Devonte Hart, 12 tuổi của Johnny Nguyen đã trở thành bức ảnh được nhiều người xem và chia sẻ nhiều nhất trên thế giới. Một điều khiến Johnny Nguyen bất ngờ và vui mừng là trước khi có bức ảnh nổi tiếng này thì anh chỉ là một sinh viên chụp ảnh tự do. Chưa bao giờ anh nghĩ đến chuyện mang ảnh của mình đi tham gia bất kỳ một cuộc thi ảnh nào. Mặc dù có niềm đam mê chụp ảnh nhưng Johhny Nguyen chỉ chụp để thỏa mãn đam mê của mình chứ không nghĩ đến chuyện thi thố để thể hiện tên tuổi của mình. Sau khi bức ảnh được tạp chí Oregonian đăng tải thì cái tên Johnny Nguyen đã được người ta nhắc đến cùng với bức ảnh. Trả lời cuộc phỏng vấn với tờ Oregonian, Johnny Nguyen đã không thể giấu nổi niềm vui và sự bất ngờ. “Đây là lần đầu tiên tôi có một niềm vui như thế. Từ trước đến nay tôi đã chụp được rất nhiều bức hình nhưng chưa bao giờ có bức nào được xuất hiện trên báo. Lần đầu tiên có một bức hình được lên báo mà lại nhận được nhiều sự chia sẻ của mọi người quả thật đã rất bất ngờ đối với tôi. Tôi không thể tin được với những gì đang diễn ra”, Johnny Nguyen chia sẻ.
Chỉ trong một ngày khi xuất hiện trên trang OregonLive.com, bức hình cảnh sát da trắng ôm một cậu bé da màu đã trở thành đề tài để mọi người chia sẻ và bình luận. Và chỉ sau một ngày thì bức hình đã nổi tiếng nhất thế giới với lượng người thích và chia sẻ. Hàng loạt tờ báo nổi tiếng đã có những bài phỏng vấn trực tuyến và độc quyền với Johnny Nguyen, tác giả của bức ảnh nổi tiếng thế giới này.
Niềm đam mê
Xuất hiện trước báo chí, Johnny Nguyen đã kể lại công việc cũng như mong muốn của mình một cách bình dị nhất. Anh là người dân của thành phố Portland, nơi đang diễn ra cuộc biểu tình, anh đã xuống đường cùng chiếc máy ảnh để ghi lại những hình ảnh, những khoảnh khắc cho riêng mình. Nhiều hình ảnh của cuộc biểu tình được Johnny Nguyen ghi lại, nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau nên Johnny Nguyen muốn ghi lại tất cả những gì mà anh đang chứng kiến.
Chia sẻ nhiều hơn về bức ảnh đặc biệt này, Johnny Nguyen nói: “Trong những đám người xuống đường tham gia vào cuộc biểu tình, khung cảnh hỗn loạn, dòng người mỗi lúc một đông nhưng tôi vẫn nhìn thấy và để ý đến một cậu bé da màu. Cũng không biết được lý do tại sao nhưng có thể tôi đã đọc được nỗi sợ hãi hiện lên khuôn mặt cậu bé nên tôi đã để ý đến cậu bé”.
Cậu bé da màu 12 tuổi Devonte Hart. |
Johnny Nguyen đã tiến lại gần chỗ cậu bé và hỏi thăm cậu bé. Được biết cậu bé da màu tên là Devonte Hart, 12 tuổi, xuống đường tham gia vào cuộc biểu tình cùng với mẹ và một người đàn ông da màu. Cậu bé sợ hãi luôn ôm chặt lấy người đàn ông đi cùng. Johnny Nguyen đã tiến lại gần chỗ Devonte và trò chuyện cùng cậu bé. Devonte vừa nói vừa sợ hãi bởi cậu biết rất rõ rằng đang có một cuộc biểu tình xảy ra, hơn nữa cậu bé 12 tuổi còn biết rõ nguyên nhân cũng như những hậu quả của cuộc biểu tình. Chính vì vậy mà cậu bé luôn có cảm giác sợ hãi, ánh mắt thể hiện sự cầu xin và mong muốn không có điều gì xảy ra. Vừa nói Devonte vừa khóc, cậu bé lo sợ những điều không hay sắp xảy ra đối với những người da màu giống như mình. Johnny Nguyen đã ôm cậu bé vào lòng rồi vỗ về cùng những lời an ủi để cậu bé vơi đi được phần nào nỗi sợ hãi.
Johnny Nguyen đã chụp rất nhiều bức ảnh về Devonte rồi sau đó đã tiếp tục hòa vào đám đông để cố gắng ghi lại những hình ảnh của cuộc biểu tình. Một lúc sau khi Johnny Nguyen quay lại thì anh bắt gặp hình ảnh Devonte đang trò chuyện cùng với cảnh sát Bret Barnum. Cậu bé Devonte vẫn khóc, vẫn không vơi được nỗi sợ hãi và một cảnh tượng cảm động đã diễn ra. Cảnh sát Bret Barnum đã ôm chặt lấy cậu bé vào lòng và vỗ về cậu. “Tôi nghĩ đây là một cảnh tượng tuyệt vời và đầy sức mạnh làm lay động lòng người. Cảnh sát Bret Barnum đã ôm lấy Devonte và an ủi cậu bé như một người cha vỗ về con trai. Tôi đã tiến lại gần và dùng máy ảnh ghi lại khoảnh khắc tuyệt vời ấy”, Johnny Nguyen chia sẻ.
Ngay sau khi chộp được bức hình cảm động đó, Johnny Nguyen đã cảm thấy vui và hào hứng bởi anh chắc chắn rằng những hình ảnh mà anh vừa chứng kiến sẽ khiến không ít người cảm động. Johnny Nguyen đã cho đăng ảnh lên Instagram nhưng với suy nghĩ và mong muốn được cả thế giới chiêm ngưỡng hình ảnh tuyệt vời này, Johnny Nguyen đã đến tận tòa soạn báo Oregonian với đề nghị được đăng bức ảnh lên báo. Những người làm việc tại báo Oregonian đều có cùng suy nghĩ về bức hình cảm động và ngay lập tức bức hình được đăng tải trên trang nhất của báo. Đúng như những gì Johnny Nguyen cảm nhận thì sau khi bức hình được đăng tải, anh đã nhận được rất nhiều thư điện tử cũng như tin nhắn hỏi thăm về bức ảnh khiến Johnny Nguyen cảm thấy thực sự hạnh phúc. Những chia sẻ của mọi người đều có chung quan điểm là bức hình mang đậm tính nhân văn khiến nhiều người không khỏi xúc động. Rất nhiều người có cùng chung suy nghĩ và quan điểm với Johnny Nguyen, bức hình không chỉ là một hình ảnh cảm động mà còn là một thông điệp gửi đến mọi người. “Tôi biết bức ảnh sẽ mang đến sức mạnh để đánh vào lòng trắc ẩn của mọi người. Một bức ảnh chắc chắn sẽ khiến mọi người muốn xem và suy nghĩ về nó”, Johnny Nguyen nói.
Trong một cuộc biểu tình, người ta chỉ nhìn thấy bạo lực, vũ khí và sự tức giận. Bức tranh về cuộc biểu tình chắc chắn chẳng ai muốn xem vì chỉ toàn sự giận dữ, sự đấu tranh để giành quyền lợi cho chính mình. Nỗi buồn bao trùm lên toàn bộ hình ảnh của cuộc biểu tình nhưng trong sự hỗn loạn ấy, sự giận dữ ấy, vẫn có những hình ảnh mang đậm tình người, niềm hy vọng và niềm tin vào một tương lai rạng ngời. Rất nhiều người đã chia sẻ và đặt tên cho bức ảnh, cái ôm lan tỏa khắp thế giới hay khoảnh khắc lay động lòng người càng khiến cho bức ảnh nổi tiếng và đậm tính nhân văn.
Ngay sau khi trở thành bức ảnh nổi tiếng và được nhiều người chia sẻ nhất thế giới, Johnny Nguyen đã có một cuộc phỏng vấn trực tuyến để mọi người có thể biết rõ hơn về khoảnh khắc tuyệt vời mà anh đã ghi lại được.
Điều gì đã khiến bạn có động lực để có mặt tại cuộc biểu tình ở thành phố Portland?
- Tôi là một sinh viên của Trường Cao đẳng Cộng đồng nên tôi cũng đã biết thông tin về cuộc biểu tình sẽ diễn ra ngay tại trung tâm thành phô,ë nên tôi đã có mặt cùng chiếc máy ảnh của mình để chụp những bức hình cho riêng bản thân chứ không có mục đích gì khác.
Cuộc biểu tình diễn ra hết sức căng thẳng và hỗn loạn, làm thế nào để bạn có thể phát hiện ra cảnh sát Barnum ôm cậu bé Devonte để kịp thời ghi lại khoảnh khắc tuyệt vời ấy?
- Với sở thích chụp ảnh nên tôi đã chụp tất cả những gì diễn ra tại cuộc biểu tình. Tôi đi bộ lòng vòng để chụp ảnh và tôi bất ngờ gặp cậu bé Devonte. Tôi thấy cậu bé đang mếu máo, ánh mắt thì sợ hãi. Tôi nhận ra rằng một đứa trẻ chỉ mới 12 tuổi cũng đã hiểu được phần nào những ảnh hưởng mà cuộc biểu tình gây ra. Nước mắt lăn dài trên má cậu bé càng khiến tôi suy nghĩ, đặc biệt hơn nữa trên cổ cậu bé còn có tấm biển ghi hai chữ “Free Hug” (ôm miễn phí) càng khiến tôi tò mò. Tôi đã tiến đến gần cậu bé để hỏi tên và trò chuyện với cậu bé. Tôi thực sự bất ngờ vì Devonte ðã đến đây để tham gia vào cuộc biểu tình và cậu bé biết rõ nguyên nhân dẫn đến biểu tình. Khi tôi hỏi Devonte biểu tình là tốt hay xấu thì cậu bé chỉ khóc mà không nói gì. Tôi đã ôm cậu bé vào lòng và an ủi. Mẹ Devonte đứng phía sau và nói rằng Devonte là một cậu bé đặc biệt và có một trái tim tràn đầy tình yêu thương. Sau khi dỗ dành Devonte, tôi đã chụp hình cậu bé rồi tiếp tục công việc của mình. Tôi đi lòng vòng nhưng không hiểu sao tôi vẫn bị ám ảnh bởi hình ảnh của Devonte, thi thoảng tôi lại hướng mắt về phía cậu bé đang đứng và tôi đã nhìn thấy Devonte đang đứng nóái chuyện với cảnh sát Bret Barnum, rồi họ ôm chầm lấy nhau khiến tôi vô cùng cảm động, tôi đã cố gắng để ghi lại hình ảnh đó.
Sau khi bức ảnh được đăng tải và nhận được nhiều sự chia sẻ, bạn đã gặp lại Devonte chưa?
- Tôi chưa có dịp gặp lại cậu bé nhưng chắc chắn tôi sẽ liên lạc với gia đình cậu bé trong một ngày gần nhất.
Niềm tin vào cuộc sống
Bức ảnh của Johnny Nguyen đã mang lại cho thế giới một cái nhìn tươi mới, đầy niềm tin và hy vọng vào tình đoàn kết, tình cảm giữa con người với con người mà không có sự phân biệt về màu da hay sắc tộc. Tất cả những người trên thế giới đều có quyền hy vọng khi được chiêm ngưỡng bức ảnh đầy tính nhân văn này. Một thế giới đầy thơ mộng, không hận thù, không đố kỵ mà chỉ có tình yêu thương, lòng vị tha và sự chia sẻ.
Nhiếp ảnh gia Johnny Nguyen. |
Bức hình cảm động được ghi lại ngay tại cuộc biểu tình đòi công bằng cho một thanh niên da đen bị cảnh sát da trắng Darren Wilson bắn chết và được miễn truy tố. Chính vì sự bất công đó mà tại Mỹ đã diễn ra hoàng loạt các cuộc biểu tình, thậm chí là xung đột với mong muốn đòi công bằng và đẩy lùi sự phân biệt sắc tộc. Trong cuộc biểu tình ở thành phố Portland, người ta mang trong mình đủ cảm giác thù hận, sợ hãi và liều lĩnh để xuống đường với mong muốn duy nhất đấu tranh đòi bình đẳng. Một cậu bé 12 tuổi da màu cũng xuống đường tham gia cuộc biểu tình với đầy nỗi sợ hãi cùng những dòng nước mắt. Giữa cảnh hỗn chiến bạo động thì có một cảnh sát chống bạo động đã tiến lại gần cậu bé rồi ôm cậu bé vào lòng để vỗ về. Khoảnh khắc đó, tình cảm đó khiến mọi người cảm thấy ấm áp hơn, bình yên hơn và đáng sống hơn. Cậu bé da màu Devonte 12 tuổi và cảnh sát Bret Barnum đã làm nên một sự kiện trọng đại bởi vì khoảnh khắc tình cảm và cái ôm đậm tình người đã khiến cuộc biểu tình phải dừng lại. Những hình ảnh được Johnny Nguyen ghi lại, khoảnh khắc được rất nhiều người chứng kiến đã mang lại một sự thức tỉnh bất ngờ. Giới truyền thông Mỹ đã đưa tin liên tục về cuộc biểu tình và tất cả những gì diễn ra trong đó có câu chuyện về cậu bé Devonte. Khi được biết cậu bé đang rất sợ hãi trước cảnh bạo động diễn ra và cậu lo sợ vì cậu là một người da màu đang tham gia vào cuộc biểu tình. Cậu chắc chắn rằng cảnh sát chống bạo động sẽ không tha cho những đứa trẻ da màu như mình nên cậu đã khóc và cảnh sát Bret Barnum đã nói với cậu rằng: “Chú đã hiểu và chú xin lỗi cháu” rồi ôm lấy cậu bé để cậu thực sự tin vào những lời nói đó.