Bùi Tín, tuổi xế chiều ở Paris
Bùi Tín đưa dẫn chứng: Ngày giải phóng miền
Thế rồi, tháng 9/1990, Bùi Tín đi dự hội báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp rồi đào nhiệm luôn. Mới đầu Bùi Tín tung tin xin ở lại thêm một thời gian để chữa bệnh… Nhưng trên thực tế, Bùi Tín đã bí mật hợp tác với 13 hãng thông tấn, báo chí quốc tế và gần chục tờ báo phản động của người Việt ở hải ngoại để đăng tải những bài viết, tham luận chống lại dân tộc Việt Nam như: Kiến nghị của một công dân, Hoa xuyên tuyết, phỏng vấn đài BBC... Với tôi đó là thông tin bất ngờ ngoài dự kiến. Vì thế tôi đã mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu.
Tháng 1/1997, tôi được Nhà nước cử sang làm phóng viên TTXVN tại Pari. Một trong những mong muốn của tôi là gặp Bùi Tín để trực tiếp nghe ông ta nói về lý do bỏ Tổ quốc ra đi. Đúng là trái đất tuy mênh mông nhưng vẫn còn chật lắm. Chỉ 10 tháng sau, tôi tình cờ gặp Bùi Tín. Hôm đó ngày 26/10, tôi cùng anh Hà Minh Huệ, lúc đó là Phó tổng biên tập TTXVN đi dự hội nghị các chủ bút Á - Âu lần thứ nhất ở Luých Xămbua trở về Paris.
Đến bến tàu đỗ đón khách, tôi không rõ ở ga nào, anh Hà Minh Huệ bỗng đập vào vai tôi hỏi nhỏ: “Này anh An, kia có phải là Bùi Tín không?”. Tôi ngước nhìn theo tay anh Huệ chỉ. Phía đối diện, một người đàn ông trán hói, thấp lùn đang vác một hộp các tông trên vai đi về phía chúng tôi. “Đúng là Bùi Tín rồi”, tôi trả lời anh Huệ và đứng lên: “Chào ông Bùi Tín”.
Vừa chào, tôi vừa giúp Bùi Tín để hộp các tông xuống và hỏi: “Ông có nhận ra chúng tôi không?”. Bùi Tín nhìn chúng tôi ngơ ngác: “Mình thấy quen quen nhưng thú thực không nhận ra ai cả”. Hà Minh Huệ tự giới thiệu mình, rồi giới thiệu tôi. Bùi Tín à lên một tiếng: “Mình nhớ ra rồi”.
Sau những câu xã giao bình thường, anh Huệ mở đầu một cuộc nói chuyện thẳng thắn: “ở nhà chúng tôi đã đọc những bài viết và nghe những lời trả lời phỏng vấn đài BBC của ông. Chúng tôi thấy ông chửi tuốt, kể cả Chủ tịch Hồ Chí Minh, người mà chúng tôi biết ông cũng vô cùng kính yêu. ông có thể giải thích vì sao không?”.
Bùi Tín lúng túng trả lời: “Mình cũng kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh chứ”. Vừa nói, Bùi Tín vừa loay hoay lục túi, lôi ra một tờ tạp chí tiếng Anh và khoe: “Tờ tạp chí vừa mới đăng bài mình viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh đây”. Anh Huệ cầm đọc một lúc rồi nhìn thẳng vào Bùi Tín nghiêm giọng: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp không chỉ của nhân dân Việt
Sau khi phân tích và chứng minh những tình tiết sai trái nhằm ý đồ xấu trong bài báo, anh Huệ nói: “Đụng đến Chủ tịch Hồ Chí Minh là đụng đến niềm linh thiêng của cả dân tộc Việt
Nhìn vẻ mặt vui như bắt được vàng của Bùi Tín, tôi thấy đau nhói trong lòng. Tôi biết ông ta đã bán hết những vốn liếng mà ông ta có. Bây giờ không còn gì nữa, ông ta bán nốt cái linh thiêng cuối cùng còn lại. Giận quá, tôi nói liền một mạch: “Hồi nghe tin ông đào nhiệm, tôi không thể lý giải nổi tại sao một nhà báo nổi danh và mang ơn cách mạng như ông lại ra đi. Có người giải thích vì ông mâu thuẫn nội bộ, tham nhũng, bồ bịch với gái cùng cơ quan… Tôi nghĩ những lý do này chưa đủ để ông chọn con đường quay lưng lại với dân tộc”.
Chỉ đến khi trò chuyện với dượng tôi, nhà thơ Phan Xuân Hạt, tôi mới hiểu rõ. Dượng tôi nói: “Ai chứ Bùi Tín thì dượng biết tận chân tơ kẽ tóc. Bùi Tín là người có tham vọng chính trị cực lớn. Với óc nhạy cảm thái quá, Bùi Tín cho là phe XHCN tan rã, Liên bang Xô viết sụp đổ, nước CHND Trung Hoa rối loạn, Bùi Tín tin là Việt Nam cũng sẽ nằm trong quỹ đạo đó. Và Bùi Tín đã nhanh chóng nhảy sang phía đối lập giương cờ để chờ cơ hội quay lại làm người số 1 của Việt
Lần thứ hai tôi gặp Bùi Tín tại cuộc triển lãm Mùa xuân Việt Nam do Thị trưởng Paris, Jean Tiberi, phối hợp với cộng đồng Pháp ngữ tổ chức tại Forrum des Halles – Trung tâm văn hóa Pari từ 20/3 đến 20/5/2008. Đây là hoạt động mang tính quốc gia giữa hai nhà nước. Sự xuất hiện của Bùi Tín tại cuộc triển lãm này làm tôi và các đại diện của sứ quán Việt
Thị trưởng Tiberi trả lời: “Không, phía Pháp không mời. Có thể thông qua quảng cáo, giới báo chí và công chúng biết nên tự do đến tham dự thôi”. Đại diện sứ quán Việt
Lần thứ ba, tình cờ tôi gặp Bùi Tín trên đường phố. Tôi mời Bùi Tín vào quán cà phê. Bùi Tín kể cho tôi nghe câu chuyện ông ta mang ơn nước Pháp vì đã mổ thành công chứng đau dạ dày cho mình. Sau khi chỉ cho tôi xem vết mổ dài như chiếc đũa còn hằn rõ trên bụng, Bùi Tín nói: “Vết mổ mất nhiều nghìn USD đấy. Nếu ở nhà mình lấy đâu ra tiền để chữa”. Tôi nói: “ông nghĩ vậy là không đúng. Để tôi kể cho ông nghe câu chuyện này: ông có biết Mai Văn Hạnh chứ?”. “Biết”, Bùi Tín trả lời – “Đó là người Việt có quốc tịch Pháp bị Việt
Biết Bùi Tín nói chưa đủ về Mai Văn Hạnh - một trong những tên cầm đầu nhóm phản động từ nước ngoài đột nhập vào trong nước nhằm lật đổ nhà nước Việt
Về điểm này, tôi khen Mai Văn Hạnh đã thẳng thắn nói rõ ý đồ “làm vua, làm giặc” của mình. Nhưng tôi còn khen Mai Văn Hạnh thêm một điểm khác nữa. Đó là khi Mai Văn Hạnh trung thực thừa nhận: “Dù sao thì tôi cũng cảm ơn Nhà nước Việt
Khỏi cần bình luận gì thêm, tôi biết Bùi Tín đã hiểu được nội dung giống và khác nhau trong 2 ca mổ dạ dày này. Nhân thể tôi nói luôn cho Bùi Tín biết nỗi đau mà Bùi Tín phải gánh chịu khi chọn con đường chống lại nhân dân mình. Tôi hỏi: “ông có biết về 3 nỗi đau mà ông đang phải chịu đựng không?”. Bùi Tín trả lời: “Tôi không biết?”. “ông có muốn nghe không?”. “Có”.
“Nỗi đau thứ nhất, ông bị nhân dân Việt
Nỗi đau thứ hai, giới trí thức ở hải ngoại cho rằng Bùi Tín được ăn rất nhiều lộc của Việt Nam mà trở cờ như vậy là “thất đức, khó tin”. Trong một lần cùng tiến sĩ Trần Ngọc Vương đến thăm họa sĩ Lê Bá Đảng, Đặng Tiến, nhà phê bình nổi tiếng ở hải ngoại, đã nhận xét: “Bùi Tín thuộc loại ăn cháo đái bát không đáng chơi”. Ngay đến Võ Văn ái, tờ Quê mẹ và Nguyễn Gia Kiểng tờ Thông luận rất phản động cũng viết bài miệt thị coi Bùi Tín là “phần tử bất hảo không đáng tin”.
Nỗi đau thứ ba, nhiều Việt kiều yêu nước không thể tin được hành động chạy trốn của Bùi Tín nên đoán già đoán non rằng Bùi Tín giả danh đào nhiệm để hoạt động gián điệp. Chính vì lẽ đó có người đã cho Bùi Tín vay khá nhiều tiền mà mãi đến nay vẫn không dám đòi”.
Nghe tôi nói, Bùi Tín ngồi bất động trên chiếc ghế bọc vải trắng của nhà hàng tầm bậc trung ở thủ đô
Lần thứ tư, trước khi về nước, tôi gọi điện mời Bùi Tín ăn bữa cơm chia tay. Lần này tôi hỏi: “ông Bùi Tín có nhớ nước không?”. Như chạm đúng vào mạch cảm xúc thiêng liêng, đang ăn, Bùi Tín bỗng buông đũa, chống tay lên bàn, rơm rớm nước mắt: “Có, mình nhớ nước lắm. Có đêm mình mơ được về nước. Sướng quá mình vất dép đi chân trần chạy dọc theo bờ Hồ, thỉnh thoảng dừng lại đưa tay với những rặng liễu đang rủ bóng xuống mặt hồ xanh biếc. Có lần mình mơ được chạy mấy vòng quanh Hồ Tây lộng gió. ôi những giấc mơ đó sao mà hạnh phúc…”. Tôi hỏi: “Thế ông Bùi Tín có muốn về nước không?”. Bùi Tín nhìn tôi: “An nói đùa đấy chứ”. Tôi khẳng định: “Tôi nói thật 100%”. Bùi Tín thở dài: “Tôi không tin. Tôi nghĩ là họ sẽ không cho tôi về”. Tôi quả quyết: “Với tư cách là một công dân của nước Việt
Bùi Tín sinh năm 1927, tính đến nay đã 85 tuổi. Bùi Tín luôn đau ốm, sống đơn độc không bằng hữu và đã sạch vốn bán chữ kiếm tiền. Với đồng lương thất nghiệp nhà nước Pháp cho, Bùi Tín chỉ đủ trả tiền thuê nhà. Bùi Tín phải chạy vạy kiếm tiền nuôi thân và nuôi cả cô Hà, một thợ cắt tóc Hà Nội được Bùi Tín đưa sang cưu mang che chở. Bùi Tín phải sống như thế nào đây ở những năm tháng cuối đời? Tôi biết Bùi Tín đã hiểu rất rõ cái giá cay đắng mà Bùi Tín phải trả cho tham vọng chính trị thái quá một thời của mình.
Biết là sẽ khó làm nhưng còn cách nào tốt hơn con đường trở về với cội nguồn - nơi có truyền thống chỉ “đánh kẻ chạy đi chứ không bao giờ đánh người quay lại”. Chính vì lẽ đó tôi vẫn muốn Bùi Tín hãy dũng cảm hối cải, lên lại đài báo thú tội trước nhân dân, ít ra cũng là để “lập công chuộc tội”