“Sao Hỏa” trên Trái Ðất

Thứ Năm, 24/11/2016, 15:24
Núi lửa Mauna Loa (ở Hawaii) được xem là “Sao Hỏa” của Trái Ðất. Các nhà du hành vũ trụ tính làm dự án mô phỏng môi trường sống ở Hỏa tinh.


Sao Hỏa có nhiều cách xóa sự sống: cực lạnh, thiếu nước và khí quyển, các dòng bức xạ mãnh liệt từ mặt trời. Hành tinh này cũng có núi lửa lớn nhất trong hệ mặt trời, nhô lên cao 25 km trên mặt bằng Sao Hỏa.

Trong khi đó, Mauna Loa chỉ cao 4,1km, là núi lửa lớn nhất trên Trái Đất. Sự khác biệt là Olympus Mons và các núi lửa nhỏ hơn của Sao Hỏa không còn hoạt động hoặc hiếm khi phun trào quá mức. Sự may mắn này không có trên Trái Đất. Núi lửa thường xuyên phun trào khắp thế giới. Một trong những núi lửa hoạt động nhiều nhất là Mauna Loa, đã phun trào 33 lần kể từ năm 1833 và lần gần đây nhất là năm 1984.

Núi lửa Mauna Loa với những điều kiện tương đương như Sao Hỏa, được chọn làm nơi để các phi hành gia NASA và Đội khám phá không gian - thực tế ảo (HI-SEAS) của Đại học Harvard trải nghiệm cuộc sống khắc nghiệt và cô lập trên Sao Hỏa.

Trạm không gian, mô phỏng cuộc sống ở sao Hỏa của Nasa ở núi Mauna Loa, Hawaii

Cho đến nay, bốn đội HI-SEAS đã hoàn thành bốn chuyến thử nghiệm (hai chuyến trong 4 tháng, một chuyến trong 8 tháng, và một chuyến kết thúc ngày 28-8-2016, đúng một năm sau khi bắt đầu.

Mỗi nhóm gồm 6 người chia nhau diện tích 111 mét vuông để sống và làm việc. Họ chỉ giữ liên lạc với người điều khiển và gia đình qua internet, email, những đoạn âm thanh và thường xuyên ra ngoài với bộ quần áo không gian mặc trên người.

Các cuộc thám hiểm ngoài trời liên quan việc nghiên cứu địa chất, tương tự như trên sao Hỏa, với đội lập bản đồ địa hình và thu thập mẫu để phân tích.

Tuy nhiên, địa hình đó chỉ là một sản phẩm của núi lửa Mauna Loa từ các vụ phun trào trước đây. Và dù không có nguy cơ Mauna Loa phún trào đúng lúc đội có mặt (vì các nhà núi lửa học đã dự báo trước được đợt phun trào) ngọn núi vẫn được tàn tích của những đợt phún trào trước đây.

Dung nham phun ra bởi các núi lửa ở Hawaii có hai kiểu. Một là pahoehoe, loại dung nham cực dày sẽ chảy nhanh xuống chân núi rồi đông cứng lại, trở thành một thứ mềm mịn dùng để bón ruộng. Hai là a’a, loại dung nham với nhiều đá cứng và sắc bén, khi đi qua nó để lại những hòn đá lởm chởm. Các nhóm nghiên cứu phải mang trên mình bộ đồ không gian nặng nề, và phải quyết đoán thật nhanh trước những tình huống.

Điều tồi tệ hơn là bên trong lòng núi lửa. Sau khi phun trào ra những dòng dung nham, bên trong lòng núi lửa vẫn còn âm ỉ năng lượng. Những "ống" dẫn dung nham dọc được nối từ sâu dưới lòng đất lên đến miệng núi lửa sẽ phun những đợt dung nham tàn dư sau đó. Còn những "ống" dung nham ngang nằm bên dưới mặt đất, có thể là nơi bạn đang đứng, bất ngờ sụp đổ và phun trào dung nham.

Trong một nghiên cứu khác mới được công bố bởi Đại học California, khi tiếp xúc lâu dài với tia vũ trụ có thể gây ra chứng mất trí nhớ và suy giảm nhận thức. Những phát hiện này cho thấy có thể làm giảm khả năng hoạt động của một sứ mệnh và làm giảm chức năng điều hành cũng như thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hoặc có tính quyết định của các phi hành gia.

Các nhà nghiên cứu động vật gặm nhấm đã thử nghiệm chiếu xạ hạt oxy từng hóa ion và titan tại Phòng thí nghiệm bức xạ vũ trụ của NASA tại Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven, New York. Sáu tháng sau khi tiếp xúc, các ðộng vật thử nghiệm có mức ðộ tổn thýõng ðáng kể nhý viêm não và tổn thương tế bào thần kinh.

Charles Limoli, giáo sư về ung thư học phóng xạ tại Trường Y UCI nói: "Đây không phải là thông tin tích cực cho các phi hành gia thực hiện một chuyến đi từ hai đến ba năm tới sao Hỏa. Môi trường không gian đặt ra mối nguy hiểm khiến các nhà du hành tiếp xúc với các hạt này có thể dẫn đến một loạt các biến chứng ở hệ thần kinh: mất trí nhớ, lo âu, trầm cảm... Nhiều người còn có những hậu quả trong phần đời còn lại".

Limoli cho biết những phát hiện tương tự cũng được phát hiện phổ biến ở bệnh nhân ung thư não được điều trị bức xạ photon với liều cao.

Nghiên cứu này là một phần của Chương trình nghiên cứu con người của NASA, điều tra các bức xạ không gian có thể ảnh hưởng đến các phi hành gia và tìm cách để giảm thiểu ảnh hưởng. Limoli cho biết tàu vũ trụ có thể được thiết kế để bảo vệ các phi hành gia khi họ nghỉ ngơi hoặc ngủ. Tuy nhiên, ông cho biết, không có cách nào thực sự ngăn các hạt ion từ hóa xâm nhập vào tàu.

Trong phim khoa học viễn tưởng “Người Hỏa tinh” (The Martian) do kinh thành điện ảnh Hollywood sản xuất năm 2015, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên xuất bản năm 2011 của nhà văn Andy Weir, có nội dung một nhóm thám hiểm của NASA lên Sao Hỏa thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu bề mặt hành tinh này. Trong hành trình, phi hành gia Mark Watney (Matt Damon thủ vai) bị thương nặng sau một trận bão cát dữ dội. Tưởng rằng anh đã thiệt mạng, các thành viên trong đoàn không còn cách nào khác là lên tàu trở về Trái Đất.

Tuy nhiên, Watney may mắn sống sót và anh sẽ phải sử dụng tất cả kinh nghiệm và kiến thức của mình để tiếp tục tồn tại trên một hành tinh không có sự sống và hi vọng một ngày nào đó sẽ được cứu thoát. Quan trọng hơn cả, Watney luôn giữ cho mình một nghị lực kiên cường và tinh thần thật lạc quan. Mặc dù cách xa đến hàng triệu dặm, NASA và các nhà khoa học quốc tế vẫn làm việc không mệt mỏi để có thể đưa Watney trở về an toàn.

Ba Minh
.
.
.