Ở xứ sở hoa anh đào
- Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa anh đào Nhật Bản
- Hơn 30.000 cành hoa anh đào khoe sắc giữa lòng thủ đô
- “Gã khùng” đất Cảng và niềm đam mê trồng hoa Anh đào
Ban đêm, không "đèn đỏ" hay "đèn mờ", như thông lệ bao đời, Kabukicho sáng trưng bởi hệ thống đèn nê - ông có lẽ không nơi nào có. Cái lạ này hẳn xuất phát từ nhìn nhận nhân bản nhất có thể trước thực tế vừa nêu, chí ít cũng trước muôn mặt trường tình dễ tác động tiêu cực tới mỗi người.
Người Nhật vốn vậy, chấp nhận thực tế, nhưng bao giờ cũng không đầu hàng những tồi tệ mà thực tế đó áp đặt. Không nơi nào trên thế giới, quan hệ nam nữ nở rộ muôn hồng ngàn tía như ở Kabukicho. Đêm xuống, khắp nơi nhộn nhịp những khách sạn tình yêu, hộp đêm, quần thể tắm xà phòng, nhà karaoké, quán bar thoát y vũ, câu lạc bộ - quán rượu ca nhạc, câu lạc bộ khách nam, câu lạc bộ khách nữ,…
Hai loại câu lạc bộ cuối thu hút đặc biệt đông đảo người tham dự. Ấy là do tính giải khuây, giải trí, thư giãn đặc trưng, núp bóng yêu đương chiều chuộng.
Câu lạc bộ khách nam dành cho phái mạnh - các chính khách, doanh nhân, những quý ông trục trặc về đường tình, hoặc những chàng chưa có "mảnh tình vắt vai" nào cả…Tiếp khách ở đó là các cô các chị, được tuyển lựa cẩn thận, được ăn lương đường hoàng. Nhiệm vụ của nữ tiếp viên là làm sao cho khách cảm thấy dễ chịu, thư thái, được trân trọng và yêu thương. Nghĩa là đóng vai người yêu hờ thật tự nhiên và hiệu quả. Nguyên tắc là không có hoạt động tình dục. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho câu lạc bộ khách nữ.
Các bạn trẻ xem và trao đổi về sách. |
Tiếp viên ở đây là các chàng trai dưới ba mươi tuổi. Cũng được chọn lọc kỹ càng, cũng hưởng lương, cũng phải có tay nghề điêu luyện. Đó là làm bạn tâm giao cuốn hút của pháp đẹp, cũng thành phần và hoàn cảnh như cánh mày râu vừa đề cập bên trên.
Hai kiểu tiếp viên đều cần có lòng yêu nghề, thực chất là trân quý con người, nắm bắt nhanh chóng những bất ổn và thiếu thốn trong tình cảm và đời sống tinh thần của khách.
Điểm chung quan trọng của cả hai là tuổi nghề có hạn. Tiếp viên nữ không thể hành nghề suốt đời. Tiếp viên nam thường chuyền nghề sau tuổi ba mươi. Cái khó chung là không được quá đà, không được chưa tới, không để chính mình bị tổn thương hay chai sạn. Khó chung lớn nhất là cám dỗ của thực dụng và tiền bạc.
Một tiếp viên nam giới thiệu sách với một khách nữ. |
Không hiếm câu lạc bộ khuyến khích nhân viên của mình "gặp gỡ tâm tình" với khách quen ngoài giờ làm việc. Những gặp gỡ bên ngoài ấy đôi khi do tình cảm phát sinh hoặc nhu cầu trao đổi, trong đó có tình tiền. Từ đó, nhiều chuyện rắc rối đã không tránh được.
Từng có những tiếp viên đúng mực, không chấp nhận ra ngoài quy tắc chung, mà bị bạo hành, bắt cóc, hãm hại, thậm chí giết chết…Nạn nhân kiểu này thường là nữ…Chính quyền không làm ngơ, chủ nhiệm nhiều câu lạc bộ không hoàn toàn vô cảm…Song suy cho cùng, tiếp viên phải biết tự bảo vệ. Điều này, nhiều người trăn trở.
Hai trong số ấy là chủ quán cà phê ở Bảo tàng văn học hiện đại Nhật Bản và chủ một câu lạc bộ khách nam. Tình cờ gặp nhau trong một quán cà phê ở Kabukicho, qua trò chuyện, hai ông nảy ý mở một hiệu sách chuyên về tình yêu ở khu phố này.
Mục đích là rõ ràng và thiết thực: 1. các tiếp viên phải là những chuyên gia về tình yêu; 2. các tiếp viên, nhất là nam, khi thôi nghề, có đủ kiến thức để vật lộn với cuộc sống. Chìa khóa vạn năng của vật lộn đó là yêu thương chuẩn mực. Thế là từ tháng mười 2018, Trung tâm sách Kabukicho xuất hiện. Sách ở đây toàn về tình yêu. Mỗi cuốn được đính một băng nhỏ, một màu, đen, đỏ, hồng. Đen là tình yêu phức tạp và bi kịch. Đỏ, tình yêu gia đình và tình yêu đắm đuối. Hồng, tình yêu tuổi trẻ và niềm vui xác thịt. Thật thú vị, ờ băng nào cũng có đôi dòng viết tay: "Sách hay lạ lùng !"; "Một tác phẩm thôi thúc ta tìm hiểu bản thân". Như vậy, sách ở đây có lẽ đa phần là sách mua lại hay sách hiến tặng.
Trung tâm Kabukicho - Ban đêm. |
Nhiều thi sỹ như mới bước vào thi đàn. Đó chả hạn, Kotano Takamura, với Chân dung Kieko, tập thơ tặng vợ Kieko, ra mắt năm 1941. Họ như tái khám phá cho độc giả không chỉ ở Trung tâm, chủ yếu là nữ, những kiệt tác của văn học nhân loại. Ví như Hoàng tử nhỏ của nhà văn Pháp Antoine de Saint-Exupéry: Sách kết nối con người và nuôi dưỡng yêu thương, cội nguồn của mọi tốt đẹp…