Những công nghệ “hack não”

Thứ Năm, 17/08/2017, 13:13
Có rất nhiều lời đồn thổi lan ra từ Thung lũng Silicon trong những tháng gần đây về công nghệ có thể gắn kết bộ não con người với máy móc. Nhưng công nghệ này sẽ giúp ích gì cho xã hội, và những công ty nào sẽ là “đầu tàu” trong việc này?


Elon Musk, Giám đốc điều hành Tesla và SpaceX, đã làm dậy sóng khi thông báo về dự án mới nhất của mình, Neuralink, vào tháng 3 vừa qua. Đây là dự án thiết kế cái gọi là giao diện máy tính-não (BCIs). Ban đầu, các BCIs sẽ được sử dụng cho nghiên cứu y học, nhưng mục đích cuối cùng là bảo vệ con người khỏi tình trạng lão hóa, bằng cách cho phép mọi người kết hợp với trí thông minh nhân tạo.

Mặc dù những thứ này dường như là mục tiêu quá cao, không mấy thực tế, song Musk không phải là người duy nhất cố gắng đưa con người gần gũi hơn với máy móc. Dưới đây là 5 công ty đã tăng gấp đôi số lần “hack não” con người.

1. Neuralink

Theo Musk, rào cản chính đối với hợp tác giữa con người và máy móc là truyền thông "băng tần". Điều này có nghĩa việc sử dụng màn hình cảm ứng hoặc bàn phím là một cách chậm chạp để giao tiếp với máy tính. Dự án mới của Musk nhằm tạo ra một liên kết "băng tần cao" trực tiếp giữa bộ não con người và máy móc.

Ảnh minh họa.

Hệ thống này thực sự trông như thế nào thì chưa ai biết được. Những từ như "dây thần kinh" và "bụi thần kinh" là chủ đề được đưa ra bàn luận, nhưng tất cả những gì đã được tiết lộ thực sự là một mô hình kinh doanh hiện đại. 

Neuralink đã được đăng ký như một công ty nghiên cứu y khoa, và Musk cho biết trong vòng 4 năm công ty sẽ sản xuất một sản phẩm giúp những người bị chấn thương não nặng. Và điều này sẽ là nền tảng cho việc phát triển các BCIs trên người khỏe mạnh, cho phép con người giao tiếp với nhau bằng "thần giao cách cảm”. Điều này có thể thực hiện trong 5 năm tới, Musk cho biết.

Một số nhà khoa học, đặc biệt là những người trong cộng đồng khoa học thần kinh, hoài nghi về những kế hoạch đầy tham vọng của Musk.

2. Facebook

Không nổi trội như Musk khi đưa ra Neuralink, nhưng chỉ vài tuần sau đó Facebook đã thông báo rằng họ đang nỗ lực tìm cách để mọi người viết ra những suy nghĩ của bản thân. 

“Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng thiết bị cho phép mọi người "gõ" tới 100 từ mỗi phút”, theo Regina Dugan, người đứng đầu nhóm nghiên cứu bí mật của Building 8. 

Ảnh minh họa.

Theo đó, thiết bị này có thể hoạt động như một "con chuột não" để tăng cường tính chính xác (AR), loại bỏ sự cần thiết theo dõi các chuyển động tay để điều khiển con trỏ, The Verge viết trong báo cáo.

Facebook cũng đã thành công ở vài điểm trong kế hoạch. Công ty cho biết họ không nghĩ rằng việc cấy ghép có thể thực hiện được trong thời gian dài, vì vậy họ tập trung vào việc phát triển một số loại mũ có thể theo dõi hoạt động của não, có thể sử dụng hình ảnh quang học. Nhưng công nghệ này hiện chưa có. Facebook cho biết, trong vòng 2 năm nữa, kế hoạch của họ là tạo ra một mẫu cấy ghép y học đầu tiên, mở đường cho các thiết bị trong tương lai.

3. Kernel

Musk không phải là doanh nhân giàu có đầu tiên bước vào không gian công nghệ thần kinh còn non nớt. Tháng 8-2016, Bryan Johnson, người sáng lập Công ty thanh toán trực tuyến Braintree, đã đầu tư 100 triệu USD vào công ty khởi nghiệp có tên Kernel.

Bryan Johnson, người sáng lập Công ty thanh toán trực tuyến Braintree.

Mục tiêu ban đầu của Công ty Kernel là phát triển một con chip có thể ghi lại những ký ức và đưa chúng lại với não bộ, dựa trên nghiên cứu của Theodore Berger, một kỹ sư y sinh học và là nhà thần kinh học của Đại học Nam California. Tuy nhiên, 6 tháng sau, mục tiêu ban đầu này đã bị hủy bỏ, báo cáo Công nghệ MIT Review đưa tin, và công ty hiện đang tập trung vào công nghệ tương tự như Neuralink.

Công ty Kernel có kế hoạch xây dựng một nền tảng linh hoạt để ghi lại và kích thích nơ-ron, với mục đích điều trị các chứng bệnh như trầm cảm và bệnh mất trí nhớ Alzheimer. Giống như Musk, Johnson không ngại thảo luận về triển vọng sử dụng công nghệ để tăng cường khả năng của con người và hợp nhất với máy móc. "Có tiềm năng to lớn này để cùng phát triển với công nghệ của chúng tôi", Johnson phát biểu với CNBC.

4. Emotiv

Không giống như một số công ty nói trên trong ngành công nghiệp đang phát triển này, Emotiv thực sự sản xuất các sản phẩm - tai nghe điện não đồ ghi lại hoạt động của não.

Sản phẩm thực tế của Emotiv.

Công nghệ này có độ chính xác thấp hơn so với các loại cấy ghép thần kinh của các công ty khác, như Neuralink, nhưng nó khả quan hơn. Công ty Emotiv có một thiết bị nghiên cứu cao cấp, gọi là EPOC +, bán với giá 799 USD. Ngoài ra, công ty c̣n cho ra đời một chiếc tai nghe Insight phù hợp với người tiêu dùng hơn, giá bán lẻ 299 USD.

Emotiv còn có một loạt sản phẩm phần mềm cho phép người dùng hình dung hoạt động não của họ ở không gian 3 chiều; đo sức khỏe của não bộ và thậm chí kiểm soát máy bay không người lái, robot và trò chơi điện tử.

5. DARPA

Cơ quan Nghiên cứu dự án tiên tiến cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) đã công bố một chương trình trị giá 60 triệu USD vào năm 2016 để phát triển một giao diện thần kinh cấy ghép với sự hợp tác của nhiều công ty tư nhân. Dự án đầy tham vọng trên là một phần Sáng kiến BRAIN của Tổng thống Barack Obama. 

DARPA muốn một thiết bị có thể ghi lại 1 triệu nơ-ron đồng thời và kích thích ít nhất 100.000 nơ-ron trong não.

DARPA muốn một thiết bị có thể ghi lại 1 triệu nơ-ron đồng thời và kích thích ít nhất 100.000 nơ-ron trong não. Theo MIT Technology Review, DARPA sẽ hướng tới thiết bị không dây, kích thước bằng đồng xu và sẵn sàng trong vòng 4 năm, đây là thời hạn gây nhiều tranh cãi.

Các ứng dụng tiềm năng bao gồm những thiết bị hỗ trợ các vấn đề về thị giác hoặc thính giác, vì các thiết bị này có thể cung cấp thông tin thính giác hoặc thị giác trực tiếp vào não. Cách tiếp cận công nghệ chính xác là không rõ ràng ở giai đoạn này, thế nhưng dự án này đã “lôi kéo” được một số gã khổng lồ về kỹ thuật tham gia, Quartz cho hay, chẳng hạn như Qualcomm.

Vĩnh Cẩm
.
.
.