Miền Tây Mùa nước nổi

Thứ Tư, 30/08/2017, 10:54
Mùa nước nổi, còn gọi là mùa lũ sông Cửu Long, là đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, vùng hạ lưu sông Mekong, Biển Hồ và Tonle Sap ở Campuchia.


Dù là lũ lụt, nhưng đây lại không phải là thiên tai đối với toàn bộ dân cư nằm trong ảnh hưởng của hiện tượng thiên nhiên này ở Nam Bộ Việt Nam và Campuchia.

Những ngư dân thực thụ sẽ bày cho bạn cách giăng lưới, dỡ chà, cất vó, đổ lợp rồi bắt cua, bắt ốc… Mỗi cách có một đặc điểm riêng và thu về những loại thủy sản khác nhau.
Sắc màu chợ nổi Long Xuyên. Ảnh: Thiên Chương.

Cư dân đồng bằng sông Cửu Long lại coi mùa nước nổi là một mùa khai thác nguồn lợi thủy sản dồi dào đem lại.

"Thu hoạch bông súng". Bông súng là một trong những đặc sản chỉ có mùa nước nổi.
Hãy dành hẳn một ngày để ngao du trên sông Vàm Nao (huyện Phú Tân, An Giang), được mệnh danh là vựa cá bông lau, cá hô quý hiếm của miền Tây.
Người miền Tây giăng lưới mùa nước nổi. Ảnh: TGVH
Cá linh non chỉ nhỏ hơn hai ngón tay, rửa sạch và thả vào chảo mỡ đang sôi chiên giòn. Cá non có thể ăn nguyên cả con, không cần bỏ xương.
Cũng nhờ mùa nước nổi mà đất đai canh tác nông nghiệp vùng hạ lưu sông Mekong ở cả Việt Nam và Campuchia được nghỉ ngơi, rửa trôi và làm ngập chìm các nguồn sâu bệnh cho cây trồng nông nghiệp, cung cấp một lượng phù sa màu mỡ cho thổ nhưỡng trong toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
"Quê nghèo" chụp trên kênh Vĩnh Tế. Bên kia là cánh đồng Xuân Tô, huyện Tịnh Biên, giáp biên giới Campuchia ngập đầy nước. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu
Cá linh là món đặc sản của mùa nước nổi. Những năm trước, cá linh từ Campuchia theo con nước đổ về, sinh sôi rất nhiều trên các cánh đồng lũ ở An Giang. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu
Quang Long
.
.
.