Công nghệ sản xuất điện năng... từ xác người chết!
Hiện tại nhiều nhà hoả táng ở Anh đã thay thế những kiểu lò hoả táng như ở Durham nhằm đáp ứng các mục tiêu của chính phủ trong việc giới hạn lượng thủy ngân bay vào bầu khí quyển. Ước tính khoảng 16% hàm lượng thủy ngân trên bầu trời nước Anh thoát ra từ các lò hoả táng.
Thủy ngân thường có khuynh hướng tích tụ trong không khí và nước, nếu một khi con người vô tình hít không khí hay nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất này thì có thể gây tác hại không nhỏ cho não, thận, hệ thần kinh và cả thai nhi.
Một tin mới đang được dư luận Châu Âu hết sức quan tâm trong những ngày gần đây, đó là một nhà hoả táng ở Anh đang có nhu cầu muốn lắp đặt các tuốc-bin trong hai lò hỏa táng của họ, các tuốc-bin này sẽ được vận hành bằng hơi nóng hình thành trong suốt quá trình hoá tro xác của người chết, quy trình này sẽ làm phát sinh ra dòng điện, từ đây dòng điện sẽ được sử dụng nhằm cung cấp cho nhu cầu sử dụng điện năng của 1.500 hộ gia đình có sử dụng TV. Riêng lò hỏa táng thứ ba sẽ được dùng để phục vụ cho các mục đích của nhà nguyện và các văn phòng.
Được biết đề án tạo ra điện năng từ xác chết của nhà hỏa táng ở Durham là đề án đầu tiên trên đất Anh, nhưng các chuyên gia nói rằng đề án tại Durham có lẽ đã tiếp bước phát triển từ những đề án đại loại như thế. Hiện tại nhiều nhà hỏa táng ở Anh đã thay thế những kiểu lò hỏa táng như ở Durham nhằm đáp ứng các mục tiêu của chính phủ trong việc giới hạn lượng thủy ngân bay vào bầu khí quyển. Ước tính khoảng 16% hàm lượng thủy ngân trên bầu trời nước Anh thoát ra từ các lò hỏa táng, chất thủy ngân này nằm trong lớp sừng khi hoá xác chết ra tro. Con số này có thể tăng lên 25% vào năm 2020.
Trong tương lai gần, phần lớn các hộ gia đình tại Anh sẽ xem TV nhờ nguồn điện năng... từ việc hỏa táng xác người chết! |
Thủy ngân thường có khuynh hướng tích tụ trong không khí và nước, nếu một khi con người vô tình hít không khí hay nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất này thì có thể gây tác hại không nhỏ cho não, thận, hệ thần kinh và cả thai nhi. Thủy ngân cũng ảnh hưởng đến chuỗi thực phẩm, đặc biệt khi nó thẩm thấu vào nguồn nước và cá sống trong vùng nước có chất thủy ngân. Chính phủ Anh muốn các nhà hỏa táng phải giảm thiểu ½ hàm lượng các khí thải ô nhiễm vào năm 2013 và giảm hoàn toàn cho đến cuối thập kỷ này. Một số hệ thống thực sự đã hoạt động khá khả quan trong việc sử dụng hơi nóng từ các lò hỏa táng để sưởi ấm cho ngôi nhà của họ, làm ấm không gian văn phòng hay làm ấm hồ bơi.
Nhà hỏa táng Durham được điều hành bởi Hội đồng hạt Durham, hiện tại đơn vị này đang chi ra khoản tiền 2,3 triệu bảng Anh để cài đặt 3 lò hỏa táng mới. Giai đoạn 1 dự kiến sẽ hoàn thiện vào đầu năm tới 2013, sẽ thấy một "hệ thống thu thập nhiệt" từ một lò hỏa táng và nhiệt này sẽ dùng để sưởi ấm cho toà nhà. Giai đoạn 2, các tuốc-bin từ 2 lò hoả táng khác có thể được cài đặt để tạo ra nguồn điện năng.
Ông Alan Jose, viên chức đào tạo và giám sát quản lý của nhà hỏa táng Durham, phát biểu: "Chúng tôi sẽ có nhiều điện hơn nhu cầu sử dụng thực tế, vì thế chúng tôi có thể bán điện hoặc hoà vào lưới điện quốc gia. Nếu nguồn điện năng này được sự chấp thuận từ phía dân chúng, chúng tôi tin rằng mình sẽ toàn tâm toàn ý theo đuổi mục đích đến cùng. Chúng tôi có khả năng sản sinh ra điện từ hỏa táng xác người chết và sẽ áp dụng công nghệ này nhằm mục đích bảo vệ môi trường".
Hiện tại, nhà hỏa táng Durham thực hiện khoảng 2.100 dịch vụ hỏa thiêu/năm. Có một số ngày, cả 3 lò nằm trong nhà hỏa táng đều vận hành hết công suất, tuy vậy có nhiều khi cũng chỉ có một lò hoạt động mà thôi. Quy trình tạo ra điện năng như sau: Các tuốc-bin sẽ hoạt động bằng hơi nước từ quá trình làm mát khí nóng, ở nhiệt độ ít nhất là 816 độ C, tại nhiệt độ này, xác chết sẽ được hỏa táng ra tro. Các kỹ sư ước tính mỗi tuốc-bin có thể sản sinh ra 250 kW giờ điện. Cả hai lò hỏa táng hoạt động cùng lúc sẽ sản sinh ra một lượng điện dồi dào, chúng có đủ công suất để vận hành khoảng 1.500 chiếc TV. Đổi lại, lò hỏa táng Durham sẽ nhận được một khoản tiền đáng kể từ các công ty năng lượng. Hệ thống "phục hồi nhiệt" được cài đặt trong giai đoạn 1 sẽ cung cấp khoảng 2.500 bảng Anh tiền nhiệt/tháng.
Ở Anh, khoảng 75% người chết được đem đi hỏa táng. Tiến sĩ John Troyer từ Trung tâm Cái chết và Xã hội (CDS) thuộc Đại học Bath (xứ Bath, Vương quốc Anh), nói rằng những đề án như của Durham có thể gia tăng trong tương lai