Bước đột phá trong nhân bản người

Thứ Năm, 23/05/2013, 16:20

Sau một thời gian dài chờ đợi, các nhà khoa học cũng đã đạt được một bước đột phá trong nhân bản con người bằng cách chuyển các tế bào da thành các phôi giai đoạn đầu và rằng sau đó đã được sử dụng để tạo ra các tế bào mô chuyên dùng cho cấy ghép nội tạng.

Đây là đột phá đại diện cho một bước tiến trong nghiên cứu nhân bản người mà hiện nay có thể dẫn đến các thao tác phẫu thuật cấy ghép mô mới nhằm điều trị cho một loạt các chứng rối loạn suy nhược chẳng hạn như bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng, tim mạch và các tổn thương tủy sống.

Đột phá tạo tế bào gốc phôi… từ chính tế bào da người

Một tin tức y học làm chấn động cộng đồng khoa học thế giới ngày 18/5/2013 vừa được công bố, cuối cùng, sau một thời gian dài chờ đợi, các nhà khoa học cũng đã đạt được một bước đột phá trong nhân bản con người bằng cách chuyển các tế bào da thành các phôi giai đoạn đầu và rằng sau đó đã được sử dụng để tạo ra các tế bào mô chuyên dùng cho cấy ghép nội tạng. Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một cách khá rõ ràng các tế bào gốc phôi người bằng cách sử dụng kỹ thuật nhân bản vô tính như cách đã từng làm dẫn đến sự ra đời của chú cừu Dolly.

Tuy vậy, không giống như cừu Dolly, các phôi người đã bị phá hủy khi các tế bào gốc của chúng được trích xuất. Là cột mốc khoa học, xuất phát từ thời điểm 17 năm sau ngày hạ sinh cừu Dolly, đây là đột phá đại diện cho một bước tiến trong nghiên cứu nhân bản người mà hiện nay có thể dẫn đến các thao tác phẫu thuật cấy ghép mô mới nhằm điều trị cho một loạt các chứng rối loạn suy nhược chẳng hạn như bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng, tim mạch và các tổn thương tủy sống.

Tuy nhiên, đột phá cũng sẽ nâng cao mối quan tâm nghiêm trọng về sự tạo phôi người dùng cho các mục đích y học và khả năng sử dụng kỹ thuật tương tự nhằm sản xuất các phôi thụ tinh trong ống nghiệm dành cho các cặp vợ chồng muốn có con theo đường nhân bản - hiện tại vẫn đang bị xem là bất hợp pháp ở Anh. Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng công trình được thiết kế để sản sinh mô thay thế hoặc phẫu thuật cấy ghép từ các tế bào da của chính bệnh nhân, chứ không phải là cải thiện cơ hội của cái gọi là "sinh sản vô tính".

Bên cạnh đó, các nhà khoa học khác nói rằng thành tựu đạt được chắc chắn sẽ mang lại triển vọng về trẻ nhân bản vô tính trong một bước gần hơn. Tạo ra một nguồn dồi dào các tế bào gốc phôi từ chính tế bào da của bệnh nhân đang được ngợi ca là một trong những "Chiếc chén Thánh" của khoa học y tế. Mặc dù thủ tục đã được tiến hành trên cơ thể động vật trong phòng thí nghiệm - như chuột bạch và khỉ - thì cho đến nay chưa có nhiều thí nghiệm được tiến hành trên vật liệu của con người.

Ông Shoukhrat Mitalipov, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Đại học Khoa học và y tế Oregon (Portland, Oregon, Mỹ) cho hay rằng ông đã cho thêm caffeine vào các tế bào của mình để tạo ra các tế bào gốc phôi thai từ một ít trứng của người.

TS Shoukhrat Mitalipov cho biết: "Người ta nghĩ rằng để làm điều đó thì phải cần đến hàng ngàn trứng người. Nhưng, chúng tôi có thể sản xuất một dòng tế bào gốc phôi chỉ bằng cách dùng 2 trứng người và thực tế rằng sẽ làm cho phương pháp điều trị này mang tính phổ quát rộng rãi. Phát hiện của chúng tôi cung cấp một số cách tiếp cận mới mẻ nhằm tạo ra các tế bào gốc cho bệnh nhân với các mô hoặc cơ phận bị hư hỏng hoặc rối loạn chức năng. Các tế bào gốc này có thể tái sinh và thay thế cho các tế bào gốc và các mô bị hư hỏng đồng thời làm giảm bớt những căn bệnh có liên quan cho hàng triệu người".

Vào năm 2004, các nhà khoa học được dẫn đầu bởi nhà khoa học bị "thất sủng" Woo Suk Hwang đến từ Đại học Quốc gia Seoul National (SNU, Hàn Quốc) tuyên bố rằng đã sản xuất các phôi người nhân bản lần đầu tiên, và sau đó nói rằng họ đã trích xuất các tế bào gốc phôi, nhưng họ bị buộc phải rút lại nghiên cứu sau khi xảy ra một vụ bê bối về các kết quả gian lận và thực hành vô đạo đức

Thanh Hải (theo Independent)
.
.
.