Vốn ngoại đổ vào địa ốc: Lo hơn mừng
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 7 tháng đầu năm, lượng vốn FDI đổ vào xây dựng các khu đô thị mới và văn phòng cho thuê chiếm 13 tỷ USD trong tổng số 44,4 tỷ USD vốn cấp mới. Cộng với 8,2 tỷ USD đầu tư vào khách sạn, du lịch, tổng số vốn rót vào địa ốc đạt 21,2 tỷ USD, chiếm 47,6% lượng vốn cấp mới.
Trong 10 dự án bất động sản và du lịch lớn nhất, dự án có lượng vốn khiêm tốn nhất là 518 triệu USD.
Bà Rịa - Vũng Tàu là điểm đến của 2 dự án lớn là khu du lịch Hồ Tràm với 4,2 tỷ USD và khu du lịch của tập đoàn Good Choice USD trị giá 1,3 tỷ USD. Với khu du lịch Hồ Tràm, hiện chủ đầu tư đã cho khởi công dự án, để xây dựng khu du lịch phức hợp 5 sao, rộng gần 170 ha, gồm các khu khách sạn cao cấp với 2.300 phòng, sòng bạc, khu vui chơi giải trí, điều dưỡng, triển lãm quốc tế và khu hội nghị.
Tại TP HCM, tập đoàn TA Associates International của
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, các dự án bất động sản có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang sử dụng rất nhiều đất đai, một nguồn lực còn thiếu ở Việt
FDI đổ vào bất động sản nhiều đồng nghĩa với nguy cơ nhập siêu tăng lên. Theo bà Phạm Chi Lan, khi xây dựng resort, khách sạn, căn hộ cao cấp để kinh doanh, các nhà đầu tư đều phải nhập khẩu nguyên vật liệu vào Việt
TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp, chia sẻ quan điểm này khi trao đổi với VnExpress.net. Ông cho rằng, các cơ quan phụ trách việc cấp phép nên tính toán kỹ. Lý do là FDI vào bất động sản tạo ra ít việc làm, không tạo ra ngoại tệ, cũng không trực tiếp sản xuất ra hàng hóa. Khi nhà đầu tư rút vốn, họ cần dùng tiền đồng để mua lại ngoại tệ, và tạo nên sức ép đối với cân đối thanh toán quốc tế của Việt
Bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh, với bất cứ nền kinh tế nào, sản xuất hàng hóa - công nghiệp cũng như nông nghiệp vẫn là quan trọng nhất. "Việt
Theo bà, đến nay khi cấp phép các dự án bất động sản, các địa phương vẫn chưa nhìn ra điều này. Bà cho rằng, cơ quan cấp phép phần nhiều mới chú ý đến thành tựu thu hút FDI. "Có thể họ đã không chú ý đến sự điều hòa lợi ích của địa phương với tổng thể của nền kinh tế, cũng như việc số dự án địa ốc đang là quá nhiều so với các ngành còn lại của nền kinh tế", bà Phạm Chi Lan nhận xét.
Mặt khác, vị chuyên gia kinh tế này cũng cho rằng, cấp phép quá nhiều dự án bất động sản cũng có thể phá vỡ quy hoạt tổng thể về đất đai. "Tôi nghĩ rằng quy hoạch phát triển kinh tế của Việt
Trong một lần trao đổi với báo giới gần đây, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Phan Hữu Thắng cũng cho hay, dọc bờ biển miền trung hiện rất khó tìm được diện tích nào đẹp và đủ lớn nếu muốn cấp phép một dự án du lịch cỡ lớn. Đà Nẵng, Quảng
"Có thể là trong thời gian đầu phân cấp, đã có những sai lầm, nóng vội khi cấp phép cho các dự án chưa xứng tầm", ông Phan Hữu Thắng nói. Cũng có trường hợp, nhà đầu tư nước ngoài được giao đất, song mất vài năm mà vẫn chưa triển khai.
Chuyên gia Phạm Chi Lan vì thế cho rằng, khó có thể mừng trước những con số vốn FDI đổ vào bất động sản thời gian qua. "Thực tế, nhìn vào các dự án bất động sản hiện nay, có ít dự án tôi cảm thấy mừng, mà phần nhiều là thấy lo", bà Lan bày tỏ