Tràn lan xe “nhái” giá rẻ
Dạo qua các tuyến phố nội thành như Tôn Thất Tùng, Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng… đến các khu vực ngoại ô như huyện Đông Anh, Gia Lâm… có thể dễ dàng bắt gặp các điểm bày bán đủ loại xe nhái bắt chước kiểu dáng của các mẫu xe tay ga đang ăn khách của Honda như: Lead, Air Blade, Spacy, SH…
Tại những điểm bán hàng này, chủ cửa hàng đã khôn khéo treo nhiều biển quảng cáo bắt mắt và hấp dẫn người đi đường để hút khách. "Xe ga Việt nam chất lượng cao, tiêu hao ít nhiên liệu", "Chuyên xe tay ga liên doanh chất lượng cao"… Để tránh bị các cơ quan chức năng "làm khó, dễ" chủ cửa hàng chỉ trưng bày tại đây vài mẫu xe làm ví dụ. Thế nhưng khi khách vào hỏi nếu có nhu cầu về kiểu dáng xe gì chủ cửa hàng cũng đều ok tất.
Xe nhái quảng cáo công khai, ầm ĩ trên báo. Nào là "Bán buôn, bán lẻ xe tay ga Việt Nam, hàng công ty mới 100%, có sổ bảo hành 5 năm, chỉ 16 triệu đồng/chiếc…".
Chủ một cửa hàng khu vực Quốc Tử Giám (Hà Nội) chỉ vào 2 mẫu "xe nhái" Air Blade và Lead giới thiệu: "Các em cứ yên tâm, anh chỉ bày 2-3 xe để khách xem còn nếu lấy xe thì anh sẽ dẫn vào trong ngõ để chọn loại xe, với đủ loại giá cả". Tại đây có hàng chục chiếc xe nhái theo đủ loại mẫu mã như: Air Blade, Lead, Spacy, Dream… đang chờ được bán cho khách. Chủ cửa hàng này đều khẳng định là xe của cửa hàng đều có giấy chứng nhận đăng kiểm, được bảo hành 3-5 năm đúng như quảng cáo trên báo.
Nhân viên một cửa hàng xe nhái trên phố Tây Sơn - nơi chuyên bán các loại xe nhái Dream II và Wawe cho biết: Do giá rẻ chỉ từ 6 - 8 triệu đồng, kiểu dáng lại y chang xe xịn nên các loại xe này bán khá chạy. Để đối phó với lực lượng chức năng giống như nhiều điểm bán hàng khác, chủ cửa hàng này không dán tem mà cho biết chỉ khi nào khách mua mới dán tem mác Honda vào và… xuất xưởng.
Air Blade "nhái" chỉ có giá 16 triệu đồng. Trong khi giá xe "xịn" giá tới 40 triệu đồng. Xe xịn có những thời điểm không còn hàng để mua, và chuyện khách hàng phải trả thêm tiền triệu cho các đại lý là chuyện bình thường.
Những chiếc xe "nhái" được bày bán... trông giống y như xe xịn. |
Chủ cửa hàng các điểm bán xe "tay ga liên doanh chất lượng cao" cho biết: Những loại xe này đều là xe liên doanh hàng chất lượng cao được sản xuất tại Trung Quốc, sau đó đem về các tỉnh ven Hà Nội để lắp ráp nên… giá cực rẻ. Những nhân viên tại các điểm bán hàng khẳng định khách mua xe chỉ cần lắp thêm một vài chi tiết như tem nhãn, bưởng máy Honda, tấm lót chân… là những chiếc xe này giống xe "xịn" gần như 100%. Nếu người không chú ý thì khó lòng mà phân biệt được.
ẫu mã khá đẹp, giá rẻ bất ngờ nên xe nhái được rất nhiều khách hàng có thu nhập thấp ở các tỉnh lân cận Hà Nội ưa chuộng... Đây không phải là lần đầu tiên nạn xe nhái xuất hiện tại Hà Nội. Vào thời điểm giữa năm 2009 tại một cửa hàng trên phố Nguyễn Tuân (Hà Nội) chủ cửa hàng cũng bày bán hàng loạt xe Air Blade, SCR, Lead "nhái" một cách công khai với giá "đổ đồng" là 16 triệu đồng/chiếc. Điều đáng nói là chủ cửa hàng này đã khẳng định với khách hàng rằng đây là xe đã được… mua bản quyền của Honda để thu hút khách.
Không chỉ tại địa chỉ này mà sau đó hàng loạt điểm bán hàng khác tại Hà Nội cũng đã cho "ra mắt" những sản phẩm "nhái" tương tự. Nhiều cửa hàng còn tung ra các chiêu hút khách như: "Mua xe trả góp, giá cạnh tranh". Thậm chí có những cửa hàng còn tung ra giá bán rất "cạnh tranh". Những chiếc xe tay ga "nhái" được bán với giá rẻ giật mình từ 11-16 triệu đồng/chiếc…
Xe nhái chào bán công khai trên thị trường và… trên mạng. Chỉ cần lướt qua một vài trang web rao vặt cũng có thể bắt gặp nhan nhản các địa chỉ kinh doanh buôn bán xe tay ga nhái. Khi được hỏi đến nguồn gốc sản xuất thì chủ các cửa hàng đều cho biết có đầy đủ giấy tờ xuất xứ. Giá cả những chiếc xe này thường chênh nhau vài triệu đồng tùy theo động cơ nhập từ Đài Loan hay Trung Quốc, Hàn Quốc với đủ các nhãn hiệu đăng ký khác nhau.
Theo chủ một đại lý kinh doanh xe máy lớn ở Hà Nội thì do hiện tại các loại xe tay ga có thương hiệu trên thị trường hút khách, mẫu mã khá đẹp và khan hàng nên "xe nhái" lợi dụng kiếm sống. Những chiếc xe "nhái" này thường là "vỏ nội, động cơ ngoại". Theo đó chủ cơ sở thường nhập động cơ từ Đài Loan, Trung Quốc, sau khi đưa về Việt
Ông Trịnh Ngọc Giao - Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt