Tiến tới hiện thực hóa Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận gói tài chính 125 triệu đô la tại VPBank
- Siêu ưu đãi lãi suất dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Ban hành luật riêng để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Thúc đẩy kế hoạch hành động xanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Tìm giải pháp khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Dự thảo Luật hỗ trợ DNNVV gồm 6 chương với 45 điều. Các nội dung bao gồm quy định về gia nhập và rút khỏi thị trường, tiếp cận tín dụng, tài chính, công nghệ và mặt bằng sản xuất, xúc tiến và mở rộng thị trường, mua sắm công, tư vấn, đào tạo…
Hoạt động hỗ trợ được thực hiện qua các cơ chế, chính sách, điều kiện thuận lợi để tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho DNNVV. Các chương trình hỗ trợ có mục tiêu, trọng điểm theo định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và tự chủ của nền kinh tế, khuyến khích DN tham gia chuỗi liên kết.
Hiện, DNNVV chiếm tỷ lệ 97% tổng số DN, là động lực tăng trưởng, xương sống của nền kinh tế. |
Hiện, DNNVV chiếm tỷ lệ 97% tổng số DN, là động lực tăng trưởng, xương sống của nền kinh tế. Ở nước ta, DNNVV sử dụng hơn 50% lực lượng lao động và đóng góp 40% GDP. Dù đóng góp lớn nhưng DNNVV phải đối mặt nhiều khó khăn, trở ngại trong tiếp cận các nguồn lực như tín dụng, mặt bằng sản xuất, thị trường...
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông cho biết, Dự thảo Luật nhằm đồng bộ chính sách hỗ trợ một cách chọn lọc, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế đất nước; phát huy lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, quốc gia và nguồn lực bố trí trong từng thời kỳ. Đồng thời, tạo khung pháp lý để huy động khu vực kinh tế tư nhân và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia cùng Chính phủ thực hiện hỗ trợ DNNVV.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng hy vọng Luật sẽ là điều kiện thuận lợi để hiện thực hóa mục tiêu có thêm 1 triệu DN vào cuối năm 2020. Dự thảo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIV, khai mạc vào ngày 20-10.