“Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao” gây ô nhiễm
Ngày 13/1, đoàn công tác gồm Phòng 3, Cục Cảnh sát môi trường (C36), Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) do Trung tá Lê Quang Đồng, Phó trưởng Phòng 3, Cục C36 và bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Thanh tra Bộ TN&MT làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.
Tại buổi làm việc, sau khi nghe Cục C36 đọc kết quả phân tích mẫu và căn cứ trên các tài liệu đã thu thập được, Thanh tra
Quá trình kiểm tra và lấy mẫu, đoàn công tác liên ngành đã phát hiện: Nước thải sản xuất của Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao chưa được thu gom, xử lý, hiện tại xả ra nguồn tiếp nhận sông Hồng, lưu lượng 350m3/giờ và kênh mương xã Chu Hóa, lưu lượng là 50m3/giờ.
Lực lượng Cảnh sát môi trường kiểm tra hệ thống kè có cống ngầm xả ra ao hồ. |
Về khí thải công nghiệp tại các dây chuyền sản xuất axít, lượng khí thải này đều được qua hệ thống tiếp xúc kép, hấp thụ 2 lần để giảm thiểu khí SO2 sau đó thải qua ống khói ra môi trường, lưu lượng khoảng 29.000m3/giờ và khí thải tại dây chuyền sản xuất supe phốt phát II, thải qua ống khói được lắp đặt hệ thống lọc bụi có lưu lượng là 40.000m3/giờ.
Về chất thải rắn phát sinh gồm: Chất thải sinh hoạt phát sinh khối lượng khoảng 5 tấn/ngày công ty thu gom và xử lý chôn lấp khu vực trong khuôn viên công ty; chất thải công nghiệp là cặn lưu huỳnh chứa tạp chất khối lượng khoảng 200 tấn/năm, hiện đang lưu giữ tại công ty...
Từ kết quả phân tích mẫu và các tài liệu thu thập được cũng như các nội dung làm việc với công ty, cơ quan chức năng đã có ý kiến kết luận: Trong quá trình hoạt động sản xuất, Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định.
Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại (xỉ pirít) không có mái che, xung quanh không có tường xây che chắn, đáy bãi chứa để xỉ pirít không có biện pháp chống thẩm thấu phát tán chất thải vào đất và nguồn nước ngầm. Tại bãi (xỉ pirít) phát sinh nước rỉ rác (nước rỉ rác từ bãi xỉ pirít có các thông số các chất gây ô nhiễm cao) một phần thẩm thấu vào đất và nguồn nước ngầm, một phần nước rỉ rác tự chảy (lưu lượng ít) ra môi trường, nguồn tiếp nhận là cánh đồng canh tác của xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao.
Đáng chú ý, tại xã Thạch Sơn có làng ung thư nổi tiếng ở miền Bắc, nhân dân sinh sống nơi đây đã từng có đơn gửi các cấp, các ngành có liên quan cho rằng cuộc sống, sức khỏe của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ "hậu" của hoạt động sản xuất công nghiệp của một số nhà máy đóng trên địa bàn.
Theo trình bày của công ty, hiện công ty đã lập hồ sơ đăng ký nhưng chưa được Sở TN&MT Phú Thọ cấp sổ; không hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với đơn vị có chức năng (cho đến thời điểm đoàn công tác trở lại làm việc ngày 13/1, đại diện công ty cho biết đang chuẩn bị ký hợp đồng với cơ quan có chức năng để giải quyết vấn đề nêu trên); công ty đã tự xử lý chất thải nguy hại như giẻ lau dính dầu đưa vào lò đốt. Điều này đã vi phạm quy định tại khoản 3 điều 15 Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Về quản lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt không đúng quy định, công ty đã vi phạm khoản 1, điều 15 Nghị định 81/2006/NĐ-CP. Tiếp theo, công ty xả nước thải sản xuất có các thông số các chất gây ô nhiễm như COD, TSS, Fl- vượt tiêu chuẩn cho phép vào nguồn tiếp nhận với khối lượng nước thải là trên 5.000m3/ngày, vi phạm vào khoản 12 điều 10 Nghị định 81/2006/NĐ-CP. Ngoài ra, công ty còn xả khí thải công nghiệp (khí CO và bụi) vượt tiêu chuẩn vào môi trường.
Đoàn kiểm tra yêu cầu công ty phải có kế hoạch cụ thể và đưa ra thời hạn để xử lý các nội dung đã vi phạm, chấp hành nghiêm pháp luật về bảo vệ môi trường