Phát triển 4 đô thị vệ tinh trong kế hoạch sử dụng đất của TP Hồ Chí Minh đến năm 2020
- Lập điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chậm do thiếu tiền(?!)
- TP HCM chậm hoàn thành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010
Đánh giá về tình hình SDĐ giai đoạn 2011-2015, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Toàn Thắng cho rằng, kế hoạch SDĐ của thành phố đã đáp ứng kịp thời nhu cầu SDĐ cho phát triển; đã khai thác được tiềm năng về đất đai, tạo nguồn thu cho ngân sách để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
Dù vậy, vẫn còn một số chỉ tiêu về SDĐ của thành phố không đạt theo quy hoạch đã được duyệt. Nguyên nhân, theo ông Thắng là do thiếu các giải pháp có tính khả thi để thực hiện quy hoạch SDĐ, trong đó có 2 khâu yếu là ngân sách không cân đối đủ nguồn vốn đầu tư và công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư…
Liên quan đến quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ giai đoạn 2016-2020, ông Thắng cho biết, tổng quỹ đất nông nghiệp được điều chỉnh đến năm 2020 là 88.005ha; đất phi nông nghiệp là 188.890ha, trong đó quỹ đất dành cho phát triển hạ tầng là 34.912ha, tăng 15.233ha so với năm 2015; đất ở tại đô thị được điều chỉnh đến năm 2020 là 1.250ha.
Nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch SDĐ từ nay đến năm 2020, theo lãnh đạo Sở TN&MT, cần áp dụng đồng bộ các nhóm giải pháp phù hợp. Trong đó, thành phố sẽ chú trọng đầu tư hoàn chỉnh 4 đô thị vệ tinh tại phía Đông ở phường Long Trường, quận 9 giáp với trục cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây với diện tích khoảng 280ha; khu vực giáp quốc lộ 1 thuộc xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh với diện tích 200 ha ở phía Tây; trục Nguyễn Văn Linh, khu A đô thị mới Nam Sài Gòn và trục đường Nguyễn Hữu Thọ với diện tích 110 ha ở phía Nam; khu Tây - Bắc với diện tích 500 ha ở hướng quốc lộ 22.