"Mất mặt" vì mua nhầm rượu cồn pha nước

Thứ Năm, 20/01/2011, 00:36
Không ít những đám ma chay cưới hỏi ở quê trước kia dùng rượu, hoặc vô tư đặt rượu ở các nơi có nghề nấu rượu, này hầu hết đều… “tẩy chay” rượu lạ, không xác định được nguồn gốc. Nếu đám nào dùng rượu làm cỗ, nếu không phải là rượu do gia đình nấu thì cũng phải mất công đặt rượu ở những nhà nấu rượu thân tín.

Trong căn nhà lụp sụp, từng đợt gió bấc lùa ào ào lạnh như cắt thịt, anh Nguyễn Văn Tùng (Bình Đà, Hà Nội) vẫn trần trùng trục rót rượu vào các can lớn bé. Vừa làm anh vừa nói: “Đợt này anh bận lắm, nhà anh nấu rượu chuẩn, không pha chế vớ vẩn nên toàn làm hàng đặt”.

Theo anh Tùng, giá nguyên liệu đầu vào (gạo, sắn, ngô) ngày càng cao trong khi giá bán rượu cũng không tăng nên nhiều nhà không dám nấu. Những nhà nấu rượu thường ít lãi, có chăng chỉ lãi phần bã dùng nuôi lợn.

Anh Tùng cho biết thêm, bây giờ nhà nào nuôi lợn đều ra thành phố lấy cơm phở (cơm thừa canh cặn của các quán cơm bụi). Trước đây các quán người ta cho không nhưng bây giờ phải mua. Thường một tháng phải mất khoảng 700 nghìn đồng đến hơn 1 triệu đồng. Chính vì thế nhiều gia đình đã mang rượu… đổi lấy nước cơm phở.

Giới trẻ giờ quá lạm dụng rượu, uống rượu nhiều hơn; hoặc do độc tố trong các loại rượu giả, rượu thủ công, rượu lậu quá nhiều đã khiến người uống rượu nhanh chóng dẫn đến tình trạng tâm thần hơn.

Bắn phát thuốc lào, anh Tùng khề khà trong khói thuốc: “Nếu mà nấu rượu xịn đổi lấy nước cơm phở thừa thì chết, đa số họ nấu bằng men Trung Quốc hay viên cồn pha nước lã. Đổ các quán đó chỉ khoảng 3,5 nghìn đến 5 nghìn đồng / lít. Những quán cơm bình dân cho công nhân, sinh viên và người lao động thu nhập thấp thường tiêu thụ loại rượu này!”.

Anh Tùng cho biết: Nhiều loại rượu được pha chế từ cồn công nghiệp hoặc cho thêm thuốc trừ sâu… có loại chỉ pha chế bằng 1 viên thuốc vào nước theo tỉ lệ, lắc đều, chờ vài phút là thành rượu.

Đang lan man với câu chuyện rượu giả, rượu độc, bà Thoa chen ngang: “Năm ngoái cưới thằng con lớn nhà tôi mua phải rượu pha bằng cồn khô. Cả đám cưới uống kêu đau đầu điên đảo. Thật là mất mặt với họ hàng, làng xóm”.

Theo bà Thoa, trong làng đã có rất nhiều gia đình ham rẻ một vài giá nên đã mua phải rượu nấu “không khói”.

Những ngày giáp Tết, không chỉ thị trường rượu ngoại mới sôi động. Tại các khu vực nông thôn rượu cuốc lủi được sử dụng khá nhiều.

Anh Nguyễn Hữu Thạch, một trong những chủ nấu rượu tại Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội cho biết: “Vào dịp cuối năm này, do có nhiều đám cưới hỏi, đám tang nên nhu cầu rượu tăng lên. Trong vài tháng cuối nhu cầu tăng lên khoảng 4 đến 5 lần. Ở quê một đám cưới thường đặt của anh khoảng 70 đến 80 lít với giá rơi vào 28.000 đến 30.000/lít”.

Sau một hồi anh lắc đầu ngán ngẩm: “Cứ tình trạng này, chẳng biết đằng nào mà lần, rượu đểu lan tràn đánh đổ hết cả rượu thật.”

Nằm nép bên đường quốc lộ thuộc huyện Hoài Đức là một quán rượu ốc khá nổi tiếng. Ông chủ cửa hàng cho biết: “Tháng trước có người chở can rượu cuốc lủi 20 lít đến chào hàng với giá chỉ 5.000 đồng/lít. Họ còn sẵn sàng để lại số rượu cho quán bán thử mà chỉ lấy tiền 5 lít làm tin, sau khi cửa hàng bán hết sẽ quay lại lấy can và tiền”.

Thực chất nếu người tiêu dùng chọn được rượu tốt và uống một lượng vừa phải 30ml-50ml thì rượu có rất nhiều yếu tố tích cực cho tinh thần và sức khỏe. Nhưng do mua phải rượu quốc lủi, rượu tự nấu hoặc rượu từ cồn pha nước thì trong rượu này độc tố gây nghiện, độc tố gây hại thần kinh, hại sức khỏe rất cao, sử dụng lâu dài dẫn đến rượu này làm hệ thần kinh của người uống bị tổn hại đáng kể mà dân gian gọi là “nát rượu”.

Ông chủ cửa hàng này chân thật: “Mở nắp can, suýt nữa tôi ngất vì mùi cồn sực lên. Gần chục năm bán rượu ốc, dù sao mình cũng có kinh nghiệm trong thẩm định rượu, chỉ cần ngửi mùi là biết được rượu nào nặng nhẹ, ngon chắc… Thế nên, tôi biết đích thị đây là loại rượu pha chế bằng cồn, khi rót ra bát để chừng vài chục phút, mùi cồn bay hơi, chỉ còn bát nước lã nhạt toẹt. Bán thử cho khách, ai cũng phàn nàn uống khó vào và có mùi lạ, tôi phải dừng lại không dám bán, nếu không thì mất hết khách cả…”.

Ông chủ cho biết thêm: “Nhà vẫn còn gần như nguyên can nhưng đã hơn tháng không thấy bà bán rượu qua lấy can và tiền. Chắc sợ lộ nên bỏ của chạy lấy người rồi!”.

Bác sỹ Nguyễn Văn Tuấn (Trưởng khoa H - Bệnh viện Tâm thần Hà Nội): Rượu là một loại “ma túy” đã được xã hội chấp nhận. Tỷ lệ người nghiện rượu ngày càng trẻ hóa và quá trình lạm dụng rượu dẫn đến tâm thần ngày càng rút ngắn. Nguyên nhân của sự rút ngắn này có thể  do giới trẻ giờ quá lạm dụng rượu, uống rượu nhiều hơn; hoặc do độc tố trong các loại rượu giả, rượu thủ công, rượu lậu quá nhiều đã khiến người uống rượu nhanh chóng dẫn đến tình trạng tâm thần hơn!

TS Tô Văn Nhật, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty Rượu AVINAA: Có 3 biện pháp tốt để chống rượu giả:

TS Tô Văn Nhật.

“Thực chất nếu người tiêu dùng chọn được rượu tốt và uống một lượng vừa phải 30ml-50ml thì rượu có rất nhiều yếu tố tích cực cho tinh thần và sức khỏe. Nhưng do mua phải rượu quốc lủi, rượu tự nấu hoặc rượu từ cồn pha nước thì trong rượu này độc tố gây nghiện, độc tố gây hại thần kinh, hại sức khỏe rất cao, sử dụng lâu dài dẫn đến rượu này làm hệ thần kinh của người uống bị tổn hại đáng kể mà dân gian gọi là “nát rượu”.

Người tiêu dùng nên có thói quen sử dụng các loại rượu có xuất xứ rõ ràng, được đóng chai bởi các Nhà máy lớn.

Bên cạnh đó mỗi lần sử dụng nên biết dừng đúng lúc, biết lượng sức mình để tránh say xỉn. Nếu uống liên tục, triền miên người uống sẽ buộc phải tăng dần định lượng mới cảm thấy lâng lâng và đủ liều – Do đó dẫn đến nghiện rượu có điều kiện và các tệ nạn về rượu như say rượu, nát rượu hoặc các bệnh nan y do rượu gây ra.

Theo VietNamNet
.
.
.