Hải Phòng: Giấc mơ mở cảng nước sâu đã tiến đến "bờ" hiện thực
Không bó tay trước những rào cản mang tính tự nhiên, Hải Phòng miệt mài đi tìm giải pháp cho việc mở cảng nước sâu. Đặc biệt, từ khi Bộ Chính trị ra Nghị quyết 32/BCT về việc xây dựng chiến lược phát triển Hải Phòng trở thành đô thị cửa ngõ của miền Bắc, giấc mơ mở cảng mới lại có dịp thôi thúc để sớm trở thành hiện thực.
Còn nhớ cách đây khoảng 10 năm, trong buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với lãnh đạo TP Hải Phòng, khái niệm cảng nước sâu đã được đề cập đến nhưng chỉ dừng lại ở phạm vi khơi thông luồng kênh Cái Tráp, nạo vét luồng chính để tàu lớn ra vào cảng Hải Phòng không cần chuyển tải. Nhưng đề nghị khiêm tốn đó đã ngay lập tức bị một lãnh đạo Bộ GTVT (tháp tùng cùng Đoàn công tác) phản bác bằng lập luận: Đã nhiều năm, Bộ mòn chân khảo sát khắp khu vực Hải Phòng tìm địa điểm mở cảng nước sâu. Song, do đặc thù luồng lạch ven biển là hướng đổ ra biển của các sông lớn ở Bắc Bộ, tình trạng bồi lắng rất lớn nên có thể khẳng định rằng, cảng nước sâu không thể làm được ở Hải Phòng.
Giấc mơ cảng nước sâu
Những năm sau đó là thời kỳ thực hiện các giai đoạn dự án cải tạo nâng cấp Cảng Hải Phòng bằng nguồn vốn vay ODA, trong đó có các hạng mục cải tạo luồng lạch, xây dựng bến, cầu cảng mới, đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ nhưng mục tiêu vẫn chỉ dừng lại ở mức nâng cao năng lực bốc xếp hàng hóa. Nhưng ở giai đoạn này, Cảng Hải Phòng lại phải đối mặt với những cạnh tranh gay gắt đối với các cảng mới được đầu tư xây dựng trong khu vực có lợi thế hơn về luồng lạch, về cơ chế.
Theo tính toán, ít nhất 20% thị phần đã từ Cảng Hải Phòng di chuyển về các cảng khác. Tỷ lệ này sẽ còn tăng lên nếu như Cảng Hải Phòng tự bằng lòng vai trò "anh Cả đỏ" thời kỳ bao cấp.
Không bó tay trước những rào cản mang tính tự nhiên, Hải Phòng vẫn miệt mài đi tìm giải pháp khác. Đặc biệt, từ khi Bộ Chính trị ra Nghị quyết 32/BCT về việc xây dựng chiến lược phát triển Hải Phòng trở thành đô thị cửa ngõ của miền Bắc, xứng tầm đô thị loại một cấp quốc gia với hướng phát triển chính là cảng biển, công nghiệp, thương mại dịch vụ... giấc mơ mở cảng mới lại có dịp thôi thúc để sớm trở thành hiện thực. Dự án Cảng cửa ngõ Lạch Huyện và Cảng
Sự đồng thuận đã đến
Đến thời điểm này, 2 dự án nói trên đã qua bước báo cáo thẩm định lần 2 để chuẩn bị triển khai xây dựng. Trong đó, dự án đầu tư xây dựng công trình Cảng cửa ngõ Lạch Huyện do Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) thực hiện; dự án Cảng Nam Đồ Sơn do Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng công trình hàng hải thực hiện.
Theo thiết kế dự án, Cảng Lạch Huyện có vị trí thuận lợi về hàng hải, bảo đảm năng suất bốc xếp cao, độ sâu khoa nước lớn cho phép tàu có trọng tải lớn ra vào an toàn, thuận lợi. Đồng thời, Cảng có điều kiện nối liền với hệ thống giao thông đường bộ sẵn có của khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.
Cảng Lạch Huyện hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu bốc xếp hàng vận tải bằng đường biển ngày càng tăng của các tỉnh, thành khu kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và hàng quá cảnh của các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Và ngày 20/6 vừa qua, tàu chở hàng container của nước ngoài có trọng tải 38.000 tấn mang tên OSG ARGOSY đã cập cảng nước sâu Lạch Huyện, thực hiện việc chuyển tải hàng thuận lợi và an toàn.
Luồng cho tàu lớn vào Cảng Hải Phòng luôn là vấn đề bức xúc.
Cảng
Nên chọn lối nào?
Theo ông Nguyễn Văn Thuận, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, việc nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng cửa ngõ cho khu vực phía Bắc mang tầm quy mô quốc gia, quốc tế tại Hải Phòng là hết sức cần thiết, góp phần phát triển không chỉ cho các tỉnh phía Bắc mà còn tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế với các khu vực quốc gia như: Lào, Nam Trung Quốc. Cảng
Trong khi đó, khác với các thế hệ lãnh đạo trước của Bộ GTVT xung quanh ý tưởng mở cảng nước sâu, lần này, Thứ trưởng Trần Doãn Thọ đã khẳng định: Cần khẩn trương tích cực xây dựng cảng nước sâu tại Hải Phòng. Trước mắt, nghiên cứu cả 2 phương án để lựa chọn vị trí có ưu điểm nhất, tích cực triển khai các công việc tiến hành báo cáo Chính phủ quyết định xây dựng cảng nước sâu tại Hải Phòng trong thời gian tới.
Bí thư Nguyễn Văn Thuận cho rằng, với khả năng hiện có của thành phố, việc xây dựng Cảng cửa ngõ Lạch Huyện là ưu thế, còn Cảng Nam Đồ Sơn là tiềm năng