Hạ nhiệt buôn lậu tuyến biên giới Tây Nam
- CSGT Hà Nội liên tục phát hiện xe tải chở hàng lậu
- Bắt lô hàng lậu lớn vận chuyển qua biên giới
- Những nẻo đường thẩm lậu: Hàng lậu 'online'
Khi đã vào nội địa, các đối tượng thay bao bì “nội” và mang đi tiêu thụ. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tính từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng tỉnh An Giang đã bắt giữ trên 300 tấn đường cát nhập lậu. Tại Đồng Tháp, tình hình phức tạp nên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh này đã phải xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch riêng đối với mặt hàng đường. Các lực lượng Công an, Hải quan, Biên phòng, Quản lý thị trường, Ban chỉ đạo 389 các huyện, thị triển khai nhiều biện pháp với quyết tâm “hạ nhiệt” được một số “điểm nóng”, trong đó có thị xã Hồng Ngự.
Đại tá Lê Xuân Lãng, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTQL kinh tế và chức vụ (PC46) Công an Đồng Tháp cho biết, tính từ 2014 đến nay, chỉ riêng lực lượng PC46 và Công an các huyện, thị đã kiểm tra, bắt giữ 1.283 vụ, 632 đối tượng, chủ yếu là mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu.
Bên cạnh mặt hàng đường cát, hàng hóa nhập lậu còn có thuốc lá ngoại, mỹ phẩm, với tổng trị giá khoảng 12,4 tỉ đồng; qua đó xử lý hình sự 37 vụ, 47 đối tượng; xử lý hành chính 1.246 vụ, 585 đối tượng (phạt tiền 875 vụ/875 đối tượng với số tiền là 7,6 tỷ đồng).
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu trong thời gian tới, Đại tá Lê Xuân Lãng cho rằng các lực lượng tham gia chống buôn lậu, trong đó có CSKT phải thường xuyên cập nhật nắm vững các chủ trương, chính sách của TW để làm tốt vai trò tham mưu, đề xuất UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chỉ đạo huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia đấu tranh chống buôn lậu. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy phạm pháp luật còn nhiều bất cập nhằm khắc phục những sơ hở, thiếu sót bởi đấy là một trong những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến phát sinh tội phạm buôn lậu. Đại tá Lê Xuân Lãng cho biết khung pháp lý về xử lý tội phạm buôn lậu còn lỏng lẻo, khó chứng minh được yếu tố “qua biên giới”.
Các cơ quan chức năng thiêu hủy thuốc lá lậu. |
Chế tài xử phạt hành chính theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP đối với hành vi vận chuyển thuốc lá ngoại tăng, nên phần lớn đối tượng vi phạm không nộp phạt do đa phần đối tượng thuộc dân nghèo, thất nghiệp, tài sản không có, do đó cũng không cưỡng chế thi hành được,... gây khó khăn trong xử lý.
Một “hiến kế” tiếp theo của lãnh đạo PC46 Công an Đồng Tháp là cần thực hiện các giải pháp kinh tế, quan tâm đầu tư kinh phí chăm lo, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân khu vực biên giới ổn định cuộc sống; tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước của người dân, nhất là cư dân biên giới để họ không tham gia và tiếp tay với buôn lậu, mà cùng với lực lượng chức năng thực hiện tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống buôn lậu.
Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp phòng, chống buôn lậu. Xây dựng các quy chế phối hợp, trao đổi, cung cấp và xử lý thông tin và phân công trách nhiệm, địa bàn, lĩnh vực quản lý rõ ràng giữa các cơ quan, đơn vị nhằm tạo sức mạnh tổng hợp nhưng tránh chồng chéo. Tăng cường công tác quản lý biên giới, hoạt động xuất nhập cảnh, kiểm soát hải quan tại khu vực biên giới đảm bảo thông thoáng nhưng chặt chẽ...