Cần quan tâm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Bà Phan Thị Việt Thu, Trưởng Văn phòng giải quyết khiếu nại (HBVQLNTD TP Hồ Chí Minh) cho biết: Qua hơn một năm Luật BVQLNTD đi vào cuộc sống, nhìn chung hầu hết NTD chưa biết hết 8 quyền lợi của mình trong việc tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cũng như chưa hiểu được những nghĩa vụ của mình trong việc tự bảo vệ quyền lợi của chính mình và lợi ích cộng đồng.
Bên cạnh đó, tình trạng các tổ chức, cá nhân kinh doanh chưa thấy được trách nhiệm của mình đối với NTD vẫn còn khá phổ biến. Nhiều doanh nghiệp (DN) khi được mời đến Hội để tham gia hòa giải do bị NTD khiếu nại, đã nói rằng hoàn toàn không biết có Luật BVQLNTD hoặc nghĩ rằng Luật này không dính dáng đến DN. Thậm chí, có DN khởi kiện NTD tại tòa, yêu cầu bồi thường vì NTD đã đi khiếu nại gây thiệt hại uy tín thương hiệu của mình mặc dù thực tế sản phẩm của DN này không đảm bảo chất lượng trong thời gian bảo hành.
Để tránh mua hàng kém chất lượng, nhiều người tiêu dùng đã chọn siêu thị để mua sắm. |
Kể từ khi Luật BVQLNTD có hiệu lực (từ ngày 1/7/2011) đến nay, Văn phòng khiếu nại (HBVQLNTD TP Hồ Chí Minh) đã tiếp nhận hơn 100 vụ khiếu nại của NTD. Trong đó nhiều nhất là dịch vụ với 13 vụ gồm các ngành: bảo hiểm, viễn thông, bất động sản, vay tiền tiêu dùng lãi suất cao… Đáng quan ngại là trong số đó có cả DN có thương hiệu “hàng Việt
Đại diện Hội Luật gia TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng, Luật đã đi vào đời sống nhưng trên thực tế, trong thời gian qua, hàng loạt hành vi vi phạm xảy ra ảnh hưởng đến quyền lợi NTD nhưng chưa được xử lý triệt để. Điển hình như một số vụ ngộ độc thực phẩm tại nhà hàng, thức ăn công nghiệp; các chủ dự án bán nền đất, căn hộ, thu gần đủ tiền nhưng giao nhà, đất không đúng tiến độ; Ban quản lý tòa nhà tùy tiện tăng phí dịch vụ bị NTD phản đối… Bên cạnh đó, còn có một số tổ chức, cá nhân kinh doanh đã ghi khống thông tin về DN hoặc kinh doanh tự phát gây khó khăn cho NTD vì khi quyền lợi của NTD bị xâm phạm thì họ không biết phải kiện ai.
Nhiều ý kiến cho rằng, về lĩnh vực an toàn thực phẩm, đây là nhóm hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe NTD nhưng hiện nay mức xử phạt còn quá nhẹ. Theo quy định tại Nghị định 45/2005/NĐ-CP thì mức phạt đối với hành vi vi phạm an toàn thực phẩm là rất thấp, chỉ từ 100 ngàn đến 15 triệu đồng. Trong khi đó, doanh thu đạt được từ việc vi phạm lên đến hàng chục tỷ đồng. vì vậy, nhiều cá nhân, tổ chức sẵn sàng vi phạm, sẵn sàng nộp tiền phạt do lợi nhuận quá lớn từ hành vi vi phạm mang lại.
Theo ông Ngô Bách Phong, Phó Chủ tịch HBVQLNTD TP Hồ Chí Minh: “Nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn ở nhóm hàng lương thực, thực phẩm, dược phẩm, là rất lớn và rất khó quản lý trong khi đó đại bộ phận người kinh doanh là các hộ kinh doanh nhỏ, không thường xuyên, không đăng ký kinh doanh. Vì vậy, cần có biện pháp tích cực để bảo vệ NTD ở nhóm hàng này, đặc biệt là trong dịp lễ, Tết… Hiện nay, trong lúc chờ các quy định của Luật thực sự đi vào cuộc sống thì NTD vẫn phải tự bảo vệ mình trước nạn hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng đang tung hoành”