Cách phân biệt thịt lợn siêu nạc có hoá chất

Thứ Sáu, 16/03/2012, 15:47
Thông thường heo siêu nạc được ăn hóa chất nên lớp mỡ mỏng hẳn đi, có khi dày chưa đến 1cm, trong khi lớp mỡ của thịt lợn bình thường khoảng 1,5-2cm.
>>Nỗi sợ thực phẩm bẩn

Ngày 15/3, trao đổi với báo chí, ông Phùng Hữu Hào, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, thông tin về chất tạo nạc trong heo là có nhưng chỉ chiếm tỷ lệ khoảng dưới 1%. Về lo ngại của người tiêu dùng rằng các hoạt chất trong nhóm Beta-Agonists mà một vài hộ ở tỉnh Đồng Nai sử dụng để chăn nuôi heo có độc, ông Phùng Hữu Hào cho rằng, việc sử dụng chất có trong danh mục cấm có ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, phải sử dụng chất cấm với liều lượng nhiều thì mới gây nguy hại.

Theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, nguồn gốc của các chất cấm thuộc nhóm Beta-Agonists mà các hộ dân sử dụng để chăn nuôi heo, kích nạc là từ Trung Quốc và Thái Lan. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cũng khẳng định, qua kiểm tra, không có nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi nào dùng chất cấm thuộc nhóm Beta-Agonists...

Người tiêu dùng nên lựa chọn thịt lợn có mỡ dày, thớ cứng.

 4 đặc điểm nhận biết thịt siêu nạc có hóa chất:

- Xem lớp mỡ bên dưới da miếng thịt, nếu lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo nên tránh. Thông thường heo siêu nạc được ăn hóa chất nên lớp mỡ mỏng hẳn đi, có khi dày chưa đến 1cm, trong khi lớp mỡ của thịt lợn bình thường khoảng 1,5-2cm.

- Màu sắc: Thịt lợn có chứa các độc chất Ractopamine và Clenbuterol thường có màu đỏ khác thường, sáng và bóng.

- Thái miếng thịt ra từng đoạn dày bằng 2-3 ngón tay, nếu thấy thịt mềm, không đứng thẳng được trên bàn rất có thể thịt đã nhiễm chất tăng trọng.

- Quan sát xem chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có nước dịch màu vàng rỉ ra, chắc chắn đó là thịt siêu nạc

Ngọc Yến

.
.
.