Fed sẽ lại tăng lãi suất?

Thứ Hai, 09/12/2024, 15:04

Lời hứa áp thuế quan nghiêm ngặt đối với ba đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ là Mexico, Canada và Trung Quốc do Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố được cho là sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế Mỹ, đẩy giá trị hàng hóa lên cao hơn. Thứ tạo ra áp lực đến các chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang (Fed) khiến họ phải ngừng cắt giảm lãi suất và có thể sẽ tăng lãi suất trong thời gian tới.

Fed đang lạc quan quá mức?

Mới đây, ông Jerome Powell - Chủ tịch của Fed, đã phát biểu trước các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Dallas vào giữa tháng 11 vừa rồi, rằng vẫn còn quá sớm để xem xét các kế hoạch thuế quan của Trump sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Mỹ. Ông khẳng định thêm kế hoạch thuế quan nghiêm ngặt mà Trump hứa hẹn trong diễn văn vận động tranh cử là một chuyện; nhưng để ban hành, thực thi chính sách ấy lại là chuyện khác.

 Fed sẽ lại tăng lãi suất? -0
Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang, ông Jerome Powell phát biểu tại Dallas, Texas, Hoa Kỳ, ngày 14/11/2024.

Tuy nhiên, ông Donald Trump cho biết ông sẽ không lãng phí thời gian mà sẽ lập tức thực thi nhiều quyết sách mang có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống người dân nước Mỹ ngay khi ông nhậm chức. Ông khẳng định bản thân đã chuẩn bị sẵn sàng để hiện thực hóa những tuyên bố trong các buổi diễn văn vận động tranh cử của mình, đặc biệt là kế hoạch thuế quan. Ông đã và đang suy nghĩ đến việc sẽ áp thuế nghiêm ngặt với ba đối tác thương mại lớn nhất của nước Mỹ. Trong đó, mức thuế dự kiến sẽ là 25% đối với Mexico và Canada và thêm 10% thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Kế hoạch thuế quan mới được ông Trump chia sẻ có thể sẽ được áp dụng vào ngày 20/01/2025, ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của ông tại Nhà Trắng.

Thuế quan trả đũa và nhận thức của người Mỹ về lạm phát

Nếu như kế hoạch thuế quan đó được áp dụng, gần như chắc chắn giá hàng hóa nhập khẩu như bơ, ôtô và rượu tequila,… sẽ được đẩy lên cao. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), điều này sẽ ảnh hưởng đến khoảng 1,5 nghìn tỷ USD hàng hóa lưu thông trên khắp Bắc Mỹ. Song song với đó, Phố Wall đã thể hiện một số lo ngại về khả năng lạm phát bùng phát trở lại khi ông Trump đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Bởi họ nhận thấy những đợt lợi suất trái phiếu tăng cao chóng mặt trước ngày bầu cử và trong những tuần sau khi ông Trump đắc cử.

Về mặt tích cực, nếu kế hoạch thuế quan của ông Trump thành hiện thực sẽ là hòn đá tảng để ngăn chặn lạm phát có cơ hội giảm mà sẽ buộc lạm phát phải liên tục ở mức cao. Điều này đồng nghĩa với việc Fed sẽ phải hạ chi phí đi vay, nên các khoản đầu tư bằng tiền mặt và trái phiếu cũng có thể duy trì được sức hấp dẫn thêm một thời gian nữa.

Dù ông Trump có đưa ra kế hoạch thuế quan thế nào thì cuối cùng các quan chức của Fed cũng sẽ phát triển được các mô hình kinh tế để từ đó nên kinh tế Mỹ có thể hoạt động theo hướng có lợi nhất. Tuy nhiên, Fed vẫn đang theo dõi rất kĩ các động thái của ông Trump và cân nhắc đến việc điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Việc điều chỉnh sẽ được Fed dựa trên hai diễn biến tiềm năng trong thời gian tới. Thứ nhất, liệu thuế quan trả đũa có xuất hiện nếu các kế hoạch thuế quan của Trump được ban hành hay không? Thứ hai, liệu người Mỹ có tin rằng lạm phát sẽ tăng lên hay không?

Mới đây, ông Claudia Sheinbaum - Tổng thống Mexico, đã đề xuất áp dụng thuế quan trả đũa để đáp trả lời đe dọa của Trump. Vì vậy, trong một kịch bản, giả sử có sự trả đũa đối với mức thuế phổ cập 15%, Fed cho rằng tốt nhất là tăng lãi suất nếu người Mỹ cũng kỳ vọng lạm phát sẽ tăng. Đó là công thức để Fed tăng lãi suất: một cuộc chiến thương mại và khiến người tiêu dùng hoảng sợ, theo một tài liệu năm 2018 của Fed đã được giải mật nêu chi tiết các lựa chọn chính sách được gọi là "Tealbook".

Fed rất chú ý đến nhận thức của người Mỹ về lạm phát, nhưng hiện không còn quá nhiều người dân kỳ vọng lạm phát tăng. Theo khảo sát người tiêu dùng mới nhất của The Conference Board, kỳ vọng của người Mỹ về lạm phát trong năm 2025 đã giảm đáng kể vào tháng 11, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020.

Stephanie Aliaga, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại JPMorgan Asset Management, cho biết: "Môi trường kinh tế ngày nay khác biệt đáng kể so với năm 2018, mặc dù đợt lạm phát hầu như đã qua, nhưng tàn dư của nó vẫn còn. Kỳ vọng của người tiêu dùng về lạm phát dao động quanh mức 3% kể từ tháng 5 năm 2021, cao hơn 0,5% so với phạm vi của họ vào năm 2018 và 2019".

Fed đang chuẩn bị nước cờ nào cho thời gian tới?

Hiện tại, Fed đang chuẩn bị tiếp tục cắt giảm lãi suất dựa trên các điều kiện hiện tại. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp, người tiêu dùng vẫn đang chi tiêu và lạm phát đã chậm lại và dự kiến sẽ chậm hơn nữa trong thời gian tới. Ông Powell đã khẳng định trong  bài phát biểu tại Dallas vào giữa tháng 11: “Nền kinh tế không phát đi bất kỳ tín hiệu nào cho thấy chúng ta cần phải vội vàng hạ lãi suất”.

Fed đã bắt đầu cắt giảm lãi suất, đặc biệt lãi suất thế chấp; đồng thời nhận thấy lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm, đã tăng kể từ lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed vào tháng 9/2024. Tuy nhiên, theo các bài phát biểu gần đây, các quan chức Fed tin rằng chi phí đi vay vẫn còn quá cao. Điều đó có nghĩa là trong thời gian tới, họ sẽ phải cắt giảm thêm một vài lần lãi suất nữa để giảm bớt áp lực lên nền kinh tế Mỹ.

Quincy Krosby, chiến lược gia toàn cầu tại LPL Financial, chia sẻ rằng: "Với bối cảnh kinh tế được hỗ trợ bởi thị trường lao động phục hồi và chi tiêu tiêu dùng vững chắc, Fed vẫn lo ngại về những người có thu nhập thấp vẫn đang phải vật lộn với lãi suất cao hơn".

Tú Nguyễn
.
.
.