Chất đốt sinh học làm từ tảo biển
Hai nhà sinh học người Mỹ đã trồng tảo biển trong một ống thủy tinh lớn và họ hy vọng chúng sẽ thành chất đốt sinh học sau khi được xử lý qua máy móc và các thiết bị khác trong ngành nuôi trồng thủy sản.
Các nhà khoa học muốn phát triển một hệ thống mà sẽ dùng khí metan từ chất những chất thải làm năng lượng để biến tảo biển thành chất đốt.
Trong chương trình nghiên cứu này, các nhà khoa học dự định thu chất dầu từ loài tảo đển chế biến thành nguyên liệu chất đốt.
Ông Sabaon Michel, giáo sư sinh học, là một trong hai người đưa ra nghiên cứu trên nhận định, kết quả nghiên cứu là một bước tiến tiềm tàng cho ngành sinh học”.
Để làm được chương trình này, các nhà nghiên cứu đã được quỹ NC BioNetwork tài trợ 300 nghìn USD, nhưng ông Sabaon cho biết, họ sẽ phải cần 100 nghìn USD hàng năm để đầu tư cho công việc nghiên cứu cho đến tận khi sản xuất đủ nhiên liệu sinh học này để viện nghiên cứu bán ra.
Tảo là một nguồn nguyên liệu tiềm tang cho việc chế tạo chất đốt. Một công ty ở
Các nhà nghiên cứu tin tưởng, với lượng tảo biển phát triển rộng lên 39 nghìn km2 thì các nhà máy có thể sản xuất đủ nhiên liệu chất đốt sinh học cho việc vận chuyển và đi lại của Mỹ