Bí ẩn trị bệnh bằng tắm nước bức xạ

Thứ Ba, 13/03/2018, 15:49
Suốt nhiều năm qua, những dòng suối đã đổ nước xuyên qua những mỏ uranium này và cuối cùng hình thành nên thứ nước Radon kỳ lạ. Dù đầm mình trong nước uranium nghe có vẻ hơi rùng rợn, nhưng các bác sĩ tại Cung phóng xạ lại có cách nhìn khác.

Bác sĩ trưởng Jindrich Masik tại Cung phóng xạ, người đã có phát biểu với giới truyền thông về cách thức trị bệnh kỳ lạ này: "Có 2 lợi ích lâm sàng đối với nước Radon: thứ nhất, nó có tác dụng chống viêm sưng; thứ hai, là tác dụng trực tiếp của nó, nó có thể hoạt động như một loại thuốc giảm đau và có thể kéo dài thời gian hiệu lực hơn thuốc giảm đau thông thường".

Loại quặng chứa uraninite lần đầu tiên được khám phá ở Jachymov bởi nhà nữ bác học Marie Curie vào cuối thế kỷ 19, nhưng chỉ đến sau Đại chiến thế giới II (ĐCTGII) thì hoạt động khai mỏ uranium mới thật sự phát triển.

Uranium được khai thác tại những ngọn đồi quanh Jachymov vào thế kỷ 19.

Vào thời hoàng kim trong thập niên 1950, 12 mỏ uranium đã đi vào hoạt động trong và quanh thị tứ Jachymov, biến những ngọn đồi thành các mê cung hạt nhân ngầm nguy hiểm. Vô số nhà cửa đã bị bỏ hoang, bị đổ vỡ ở Jachymov, nhưng một tòa phức hợp spa tường trắng tinh tươm mang tên Radium Palace (Cung phóng xạ) lại nổi bật ngay lối dẫn vào khu thị tứ.

Bên trong Cung phóng xạ (được mở cửa vào năm 1912) là hình ảnh những bệnh nhân giàu có đang đi thong thả trên thảm đỏ giữa các hành lang trong bộ áo choàng trắng. Một số họ đến đây để thử nghiệm một cách thức trị liệu không bình thường: tắm trong nước phóng xạ với radon (phụ phẩm của uranium).

 Bác sĩ trưởng Jindrich Masik cho biết: “Chúng tôi có các giới hạn khác nhau về bức xạ. Đối với các bệnh nhân, chúng tôi dùng một liệu pháp gọi là "rủi ro- lợi ích song hành" nói nôm na là chúng tôi không muốn gây ra thiệt hại cho họ, mà thiên về giúp đỡ họ. Chúng tôi sử dụng những liều rất nhỏ". Bệnh nhân kéo đến Cung phóng xạ với đủ các triệu chứng bệnh tật trong người họ từ các chứng rối loạn thần kinh, viêm khớp và bệnh gút.

Cung phóng xạ - nơi trị liệu sức khỏe cho các bệnh nhân bằng cách ngâm mình trong nước chứa Radon, một dạng phụ phẩm của uranium.

Ông Vaclav Pucelik, người bị mắc bệnh viêm mãn tính ảnh hưởng tới khớp, và là một trong những bệnh nhân của bác sĩ Jindrich Masik, phát biểu rằng lợi ích điều trị đã vượt xa các tiêu cực. Pucelik đã quay lại Cung phóng xạ trong năm thứ 30 liên tiếp, đặc biệt là chú trọng vào liệu pháp trị bằng nước Radon.

Bệnh nhân Pucelik khoe: "Mọi cách điều trị trước đó đều không sao làm giảm cơn đau của tôi, rồi có ai đó đề nghị tôi tắm nước Radon, đó là lý do tôi tới Cung phóng xạ, mỗi ngày tôi tắm 20 phút bằng nước này. Mỗi năm tôi tới đây 1 lần để điều trị vì lạm dụng phóng xạ nhiều thì không có tốt". Ông Pucelik cũng ca ngợi về các dịch vụ tại spa và tòa khách sạn sang trọng: "Mỗi spa cần phải có một nguồn vật liệu tự nhiên hoặc nguồn mà họ sử dụng. Ở Cung phóng xạ thì đó là Radon".

Những miếng dán biểu tượng nơi diễn ra cách thức trị bệnh bằng nước Radon, cảnh báo nguy hiểm của vật liệu bức xạ.

Mỗi gói trị liệu tại Cung phóng xạ kéo dài 24 ngày, và Pucelik đã khiến nhân viên của khu spa quen mặt, họ chào đón vồn vã mỗi khi thấy ông đi qua các không gian trị liệu. Những khách hàng Ảrập giàu có ngồi trong những nhà hàng lớn, trong khi đó khách Nga và Séc thích ngồi ở quầy bar nhìn hướng ra một bãi cỏ tuyệt đẹp được chăm sóc cẩn thận.

Ở tầng hầm của tòa khách sạn spa Cung phóng xạ mới là thế giới của điều trị, đó là một cái bể có nhiều vật liệu phóng xạ. Dáng vẻ như một hướng dẫn viên du lịch, ông Acting Pucelik hạnh phúc đẩy những cánh cửa gỗ và kính, bên trong được trang trí bằng những miếng dán có nội dung cảnh báo về bức xạ.

Có hẳn một bệnh viện bên dưới tầng hầm, mỗi phòng trị liệu có được trang bị một bể tắm lớn sục Jacuzzi - nước tắm Radon để các bệnh nhân ngâm mình là nước bức xạ được chắt lọc lâu năm lấy từ những ngọn đồi lân cận đó. Có một quy luật bất thành văn, khi bệnh nhân đến điều trị tại Cung phóng xạ, đó là họ không hỏi bác sĩ hay y tá về nguồn gốc của nước Radon điều trị, có vẻ như đó là một điều cấm kỵ và mọi người tránh nói tới nó.

Về phần mình, ông Mandrholec nói rằng ông không có chút ác cảm nào đối với Cung phóng xạ vì những lợi ích của nó;  cũng như những bệnh nhân khác, người cũng khá mệt mỏi với những cách trị liệu ở những nơi khác, thế nên họ quyết định đến đây rồi đắm mình trong một thế giới kỳ lạ, hưởng thụ một liệu pháp trị bệnh không kém phần kỳ lạ.

Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp)
.
.
.