Giải mật máy phát hiện gián điệp thời Chiến tranh Lạnh

Thứ Sáu, 24/02/2023, 18:20

Chiến tranh Lạnh đã tạo ra một số trò gián điệp nổi tiếng nhất trong tâm trí dư luận. Đó là thời kỳ có sự gói gọn nhất về các hoạt động tình báo và phản gián. Hoạt động nghe lén đã xuất hiện từ khá sớm khi mà nó là một trong những nguyên lý mà Mỹ và Liên Xô đã đấu tranh trong cuộc chiến vô hình này. Nhưng làm cách nào để phát hiện ra những thiết bị tinh vi như vậy?

Máy dò chống gián điệp

Máy dò chống gián điệp là một thuật ngữ chung để chỉ tất cả các thiết bị và phương pháp mà các điệp viên phản gián có thể tìm và loại bỏ những mối đe dọa an ninh. Những biện pháp đối phó thường chỉ xuất hiện sau khi đã thẩm tra kỹ càng lỗi được đề cập. Lẽ đương nhiên là thiết bị vô tuyến đã trở thành cách chính để phát hiện nghe lén trong suốt thời Chiến tranh Lạnh.

Giải mật máy phát hiện gián điệp thời Chiến tranh Lạnh -0
Năm 1960, Đại sứ Mỹ tại Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đã giới thiệu thiết bị nghe lén Rệp Đại Ấn. Ảnh nguồn: Cryptomuseum.

Những thiết bị thương mại trong thời hiện đại thường được tích hợp cùng loại công nghệ này. Những thiết bị nghe không thể lưu trữ một lượng lớn dữ liệu và không thể truy cập được. Điều này yêu cầu tín hiệu vô tuyến để truyền thông tin đến người nghe. Nhằm chống lại thực tế này theo một cách hiệu quả, yêu cầu đặt ra là phải lắng nghe dữ liệu được truyền từ các con rệp nghe lén và từ đó định vị chính xác nguồn phát ra tín hiệu.

Đó là một quy trình hết sức phức tạp, dựa vào vô số lần rà quét tỉ mỉ, ngoài ra là một chút may mắn. Nó cũng đặc tả trò chơi mèo vờn chuột bằng việc không ngừng phát triển những biện pháp đối phó đặc trưng cho hoạt động gián điệp. Cần biết về những biện pháp đối phó giám sát kỹ thuật (TSCM). Vụ án đặt rệp nghe lén Đại ấn Hoa Kỳ là một minh họa sống động về TSCM. Bộ Quốc phòng Mỹ định nghĩa TSCM là “các kỹ thuật để phát hiện, vô hiệu hóa và khai thác những công nghệ giám sát kỹ thuật cùng những mối nguy nhằm cho phép truy cập trái phép, hoặc xóa thông tin”. Nói cách khác, quét những khu vực quan tâm để rìm rệp nghe lén bằng máy dò chống gián điệp.

Tuy nhiên, quy trình TSCM tốn rất nhiều thời gian cũng như sử dụng một đội ngũ chuyên gia hùng hậu. Một ngành công nghiệp gồm các chuyên gia an ninh đã xuất hiện nhằm đáp ứng yêu cầu công việc.

Giải mật máy phát hiện gián điệp thời Chiến tranh Lạnh -0
Một bản sao của thiết bị Rệp Đại Ấn được đặt tại Bảo tàng gián điệp quốc tế. Ảnh nguồn: Spymuseum.

Nghiên cứu điển hình về máy phát hiện gián điệp thời Chiến tranh Lạnh

Năm 1945, một nhóm trẻ em Liên Xô đã tặng cho Đại sứ Mỹ khi đó là ông Averell Harriman một cái Đại ấn Hoa Kỳ được chạm khắc bằng gỗ. Cảm thấy vinh dự vì việc này nên ông Harriman đã trân trọng treo nó trong thư viện ở nhà mình. Tuy nhiên, cái ấn đó không phải là một món quà bình thường. Rệp Đại Ấn (hoặc “Vật Thể”) là một thiết kế không tưởng: Thiết kế loại rệp nghe lén này quả hoàn toàn khác biệt với những sản phẩm đầu tiên. Những con rệp nghe lén thời Chiến tranh Lạnh luôn có 1 nguồn điện, 1 cái ăng ten, 1 micro. Và nguồn điện lại rất cồng kềnh. Chính vì khiếm khuyết này mà đã làm hạn chế vị trí cài rệp gián điệp. Nguồn điện cồng kềnh cũng làm hạn chế phạm vi để con rệp có thể phát dữ liệu một cách mạch lạc. Loại rệp gián điệp do CIA chế tạo hồi thập niên 1950 chỉ có phạm vi phát dữ liệu từ 100 đến 200m, đồng nghĩa người nghe phải ở gần để đón nhận lưu lượng dữ liệu.

Ngoài ra việc truyền tải liên tục dữ liệu từ những con rệp này cũng là một vấn đề nghiêm trọng trong việc đảm bảo tính bí mật. Nhân viên vận hành máy vô tuyến của họ thi thoảng có thể mắc phải lỗi truyền dẫn khiến cho con bọ quét không chính xác. Tuy vậy, những con rệp nghe lén này đã phát huy lợi ích đáng kể. Việc chế tạo thường xuyên những loại rệp này sau khi đã có công nghệ tinh vi hơn đã phát hiện ra điểm đó. Mặt khác, việc phát hiện những con rệp nhỏ vẫn rất khó khăn.

Một lần quét bọ gián điệp vào cuối Thế chiến II tại Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Moscow đã phát giác ra hơn 120 thiết bị nghe lén. Chúng liên tục xuất hiện tại những nơi không thể ngờ tới. Mặc dù chắc chắn đã cung cấp thông tin hữu ích, các nỗ lực gián điệp của Liên Xô đã có những tác động tâm lý lớn lao. Nhân viên Đại sứ quán Mỹ và ở các khu lưu trú buộc phải nhất mực để ý tới lời họ nói cũng như nơi họ phát ngôn. Bầu không khí hoang mang bao trùm, giảm sút tinh thần trong môi trường ngột ngạt này.

Do những thiếu sót được liệt kê ở trên nên từ giữa thập niên 1940, Liên Xô đã dùng hết mọi nỗ lực để xây dựng các thiết bị nghe lén thay thế. Thiết kế mới có nhiều đặc điểm thể hiện cấu trúc của những con rệp gián điệp của thời kỳ này. Trước hết, nó thiếu nguồn điện. Đối với lý do này thì có thể nhấn mạnh rằng nó là một loại máy thu tự động, có nghĩa là nó sẽ không hoạt động trừ phi chạm vào các tần số vô tuyến: một chiếc xe tải nhỏ sẽ chiếu sáng Rệp Đại Ấn từ một vị trí nằm gần khu nhà ở của Đại sứ quán Mỹ. Thứ hai, “Vật Thể” (theo cách gọi ám chỉ của nhân viên đại sứ quán Mỹ) thì đó là một micro khoang cộng hưởng. Thiết bị được tạo thành từ một màng bằng đồng được đặt ngay trước một khoảng trống lót bạc, một tụ điện và một ăng ten. Khi có người nói, màng sẽ rung động và sóng âm thanh sẽ truyền qua cái khoang cộng hưởng này.

Nếu được chiếu sáng thì tụ điện sẽ được kích hoạt và gửi âm thanh từ căn phòng có người nói chuyện đến người nhận đang ngồi trong chiếc xe tải thông qua chiếc ăng ten. Kết quả là Rệp Đại Ấn không chứa thiết bị điện tử. Hai thiết kế lựa chọn này khiến cho việc phát hiện “Vật Thể” trở nên vô cùng khó khăn. Thực ra ngay từ năm 1945, giới chức tình báo Mỹ đã tỏ ý hoài nghi về những con bọ gián điệp nhưng lại không thể xác định được thực hư cho mãi đến năm 1952.

Giải mật máy phát hiện gián điệp thời Chiến tranh Lạnh -0
Rệp Đại Ấn được nhìn thấy ở phía bên trái bức ảnh, nó được đặt trang trọng trong thư viện của Tư dinh đại sứ Mỹ. Ảnh nguồn: Cryptomuseum.

Bản chất vấn đề của việc phát hiện rệp gián điệp trong những hoàn cảnh may mắn vốn là kết quả khám phá ra “Vật Thể”. Số là vào năm 1951, một sĩ quan tín hiệu người Anh chuyên giám sát liên lạc của Không quân Liên Xô và đã nghe trộm một tùy viên của Không quân Anh trong lúc đang thực hiện nhiệm vụ như thường lệ. Băn khoăn về việc này, người Anh đã phái một thanh sát viên đến nhưng ông ta không tìm thấy bất kỳ thiết bị lạ nào trong lúc rà quét.

Tuy nhiên, ông ta đã khám phá ra một tín hiệu vô tuyến khá mạnh trong khu vực. Người Anh kết luận rằng Liên Xô có lẽ đang theo đuổi việc phát triển các thiết kế nghe lén thay thế. Anh đã chia sẻ thông tin này với cộng đồng tình báo Mỹ do những thỏa thuận chia sẻ tình báo giữa 2 siêu cường khi đó. Lời đồn đãi dường như đã xác tín cho điều này. Trước đó một thời gian dài, viên chức Mỹ giám sát vô tuyến đã bắt đầu nghe lỏm nhiều cuộc trò chuyện giữa chính họ. Những thứ này có nguồn gốc từ trong thư viện của ngài đại sứ thuộc tư dinh của ông.

Một lần nữa, sau khi quét kỹ lưỡng, các điệp viên phản gián chả phát hiện được gì. Vấn đề được xới lên vào đầu năm 1952 khi ông George Kennan trở thành Đại sứ Mỹ ở Liên Xô. Là tác giả của “Điện tín dài”, ông Kennan đã giới thiệu cho người Mỹ về khái niệm của ngăn chặn, tỏ ra rất thông thạo về những kỹ thuật chặn của Liên Xô. Việc di chuyển đã cung cấp cho Liên Xô những cơ hội hoàn hảo nhằm theo dõi nơi cư trú, vì vậy ông Kennan đã ra lệnh phải rà quét thường xuyên. Dù đã hết sức cố gắng nhưng vẫn không mang lại kết quả gì, tuy vậy người Mỹ lờ mờ hiểu rằng có một thiết bị mật nào đó đang hiện diện trong thư viện.

Những biện pháp chống bọ/ rệp gián điệp

Tháng 9/1952, Mỹ mở một cuộc tìm kiếm rệp gián điệp quy mô hơn. Joseph Bezjian, thành viên đầu tiên của đội rà quét Mỹ, đã quay trở lại làm “khách” để tránh sự nghi ngờ. Ông Kennan đọc một tài liệu được cho là an toàn để đánh chặn, trong khi ông Bezjian rà quét toàn bộ thư viện với cái gọi là “Bộ Schmidt” – một máy dò chống gián điệp. Bộ Schmidt là một thiết bị nghe các liên lạc từ một máy vô tuyến hoặc điện thoại. Đó là một máy thu video tinh thể bao gồm “1 ăng ten, 1 máy dò, và 1 bộ khuếch đại video”.

Được nhét trong một chiếc cặp, nó chỉ có khả năng tần số hạn chế. Tuy vậy nó vẫn có thể di chuyển được, và dễ dàng lẻn vào nơi ở mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Và Liên Xô đã cắn câu, vào ngày 10/9/1952, Đại Ấn Hoa Kỳ được xác định là nguồn phát tín hiệu. Hệ quả là ông Kennan đã gửi nó tới Washington DC để thực nghiệm phân tích kỹ hơn.

Giải mật máy phát hiện gián điệp thời Chiến tranh Lạnh -0
Osobnjak 8, một biện pháp đối phó của Liên Xô đối với các khoang cộng hưởng của phương Tây được phát triển thời thập niên 1980. Ảnh nguồn: Cryptomuseum.

Mỹ giữ kín việc phát hiện ra Rệp Đại Ấn cho đến thập niên 1960. Tuy nhiên, ngay tức khắc Mỹ đã đi từng bước để chống lại những thiết bị tinh vi này. Ngày 3/10/1952, một đội điều tra chung đã phát triển ra nguyên mẫu máy dò chống gián điệp đang hoạt động.

Thiết bị này được cấu tạo từ các thành phần: 3 máy phát có dải tần từ 65 đến 3000 megahertz; một bộ tạo âm thanh nhằm kích động Liên Xô chiếu sáng con bọ; một đầu nhận được thiết kế đặc biệt để diễn giải sóng vô tuyến và làm cho chúng có thể sử dụng được. Một biện pháp như thế sẽ rất tốn thời gian để triển khai. Thêm nữa, quả là khá đắt đỏ để sản xuất ra các bộ / đầu nhận tín hiệu, và trách nhiệm của Ủy ban Năng lượng nguyên tử (AEC) đã bị chậm lại do các vấn đề sản xuất và giá thành sản phẩm. Thực vậy, năm 1953, FBI vẫn chưa thu được bất kỳ thứ gì.

Cuối cùng Liên Xô ngầm hiểu rằng phương Tây sẽ triển khai các micro khoang cộng hưởng chỉ còn là vấn đề thời gian. Chính là vậy, năm 1956, CIA đã chế ra thiết bị riêng của họ, nó gọi là EASYCHAIR, và đã thành công khi gắn nó vào trong Đại sứ quán Liên Xô ở Hague (Hà Lan) trong năm 1958. Những biện pháp đối phó của Liên Xô đã theo bước người Mỹ.

Những hoạt động đó chủ yếu tập trung xoay quanh việc tạo ra những máy dò chống gián điệp có thể xác định cường độ tần số vô tuyến – một chỉ báo về một con rệp nghe lén cạnh đó. Những biện pháp đối phó sau đó còn bao gồm thiết bị tìm hướng nhằm cho phép các đặc vụ tìm ra vị trí chính xác của con rệp gián điệp.            

Nguyễn Thanh Hải (Tổng hợp)
.
.
.