Vũ khí điện từ kiểm soát não: Biến đổi hành vi và nhân cách con người

Thứ Tư, 27/08/2014, 12:15

Cấy chip điện tử vào não bộ một người để kiểm soát tư tưởng, suy nghĩ, cảm xúc, sinh hoạt của người đó, tưởng chừng chỉ là chuyện của phim khoa học giả tưởng, thế nhưng nay, điều đó đã có trong thực tế và đang diễn ra tại Mỹ. Các cơ quan an ninh và tình báo Mỹ đã bí mật cấy vào não những nạn nhân được gọi là Cá nhân mục tiêu (TI) những con chip điện tử cực nhỏ kết nối với máy vi tính để thử nghiệm tính hiệu quả của việc sử dụng các chip điện tử này phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, từ việc kiểm soát bệnh nhân điều trị cho đến việc chống tội phạm, khủng bố, cả việc kiểm soát các đối tượng được xem là “có vấn đề”.

Con người bị điều khiển từ xa từ hơn nửa thế kỷ qua?

Theo trang tin tình báo Befroe It's News, gần đây, một phụ nữ ở California tên là Kathleen Watterson, một TI, đã kiện các cơ quan tình báo Mỹ ra tòa án vì đã sử dụng vũ khí bí mật gắn trên tháp điện thoại di động (ĐTDĐ) phát ra sóng năng lượng vô tuyến nhắm vào bà.

Tại tòa án, bà Watterson đã thuê Levi McCann, một chuyên gia về lĩnh vực vũ khí kiểm soát não bí mật này để chứng minh sự thật việc bà bị những kẻ làm việc bí mật cho Chính phủ Mỹ đã hướng thiết bị phát sóng năng lượng điện từ nhắm vào nhà ở của bà Watterson để tác động lên suy nghĩ, hành vi, cảm xúc, làm đảo lộn cuộc sống và tác động xấu đến sức khỏe của bà. Hiện chuyên gia McCann đang giúp bà Watterson triển khai quá trình chữa trị những thương tổn do vũ khí sóng điện từ gây ra.

Đồng thời, bà Watterson còn phải xuất hiện trước tòa thêm một lần nữa vào tháng 9 tới để hoàn tất vụ kiện. Việc bà Watterson thắng kiện Chính phủ Mỹ tại tòa án được đón nhận như một tín hiệu đáng mừng, tạo ra hy vọng cho hàng ngàn nạn nhân TI đang sống tại Mỹ và hàng ngàn nạn nhân khác đang sống trong nỗi tuyệt vọng mang tên công nghệ cao tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Chính phủ Mỹ chưa từng thừa nhận việc triển khai mạng lưới vũ khí điện từ bên trong nước Mỹ và cả trên thế giới. Các thiết bị thu phát sóng điện từ của loại vũ khí này được lắp chung với các thiết bị thu phát sóng trên tháp ĐTDĐ. Các cột tháp điện thoại này được dựng lên ở hầu khắp các khu dân cư và dọc theo các tuyến xa lộ.

Ở Washington, một nhà báo đã từng đặt câu hỏi với Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld lúc đương nhiệm về sự tồn tại của hệ thống vũ khí điện từ này và nhận được câu trả lời ỡm ờ của ông Rumsfeld, với ngụ ý một hệ thống vũ khí như thế đã được triển khai ở nước Mỹ từ lâu.

Mãi gần 10 năm sau, những bí mật đầu tiên về loại vũ khí điện từ hiện đại bắt đầu được tiết lộ trước thế giới thông qua một chương trình tin tức trên kênh truyền hình Russia Today của Nga, phát sóng vào cuối tháng 7 vừa qua. Chương trình mang tên Deste La Sombra (Từ trong bóng tối) do nhà báo Daniel Estulin sản xuất, dựa trên cuộc phỏng vấn Magnus Olsson, một nạn nhân TI. Ông Olsson đã dành nhiều năm qua để vận động công khai hóa "tội ác" này - từ ông dùng trong chương trình truyền hình của Russia Today.

Theo chương trình trên Russia Today, công nghệ vũ khí điện từ bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến nhau như khoa học thần kinh, điều khiển học, trí thông minh nhân tạo, chip điện tử thần kinh, sự biến đổi nhân cách con người, rồi những thứ mang tính viễn tưởng như người máy không gian, người máy địa cầu, giám sát tế bào, kiểm soát hành vi, giám sát tư tưởng…".

Mô hình kiểm soát não công nghệ cao.

Chương trình thí nghiệm kiểm soát não người đã từng được CIA triển khai từ thập niên 50 của thế kỷ trước, có tên gọi là MKUltra nhằm kiểm soát, điều khiển đối tượng mục tiêu là đối thủ của nước Mỹ. Nhưng thời kỳ đó kỹ thuật còn hạn chế và việc tẩy não bằng các hóa chất độc hại, kể cả các chất ma túy như heroin, cocaine, cần sa, MDMA, morphine… phổ biến nhất là loại thuốc tẩy não có tên là LSD, nhưng không mang lại hiệu quả như mong muốn, mà ngược lại đã gây nhiều tai tiếng.

Đặc biệt, trong dự án MKUltra có một tiểu dự án mang bí số 119, là dự án nghiên cứu điện từ đầu tiên, chủ yếu nghiên cứu các tín hiệu điện tử sinh học của các cơ quan cơ thể người và sự kích hoạt hành vi bằng phương tiện điều khiển từ xa. Tiểu dự án 119 bao gồm 5 lĩnh vực nghiên cứu chính là: kỹ thuật kích hoạt hành vi con người bằng phương tiện điện tử điều khiển từ xa, các thiết bị cảm ứng điện tử sinh học, ghi nhận, phân tích và chuẩn hóa dữ liệu.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do, dự án MKUltra đã bị xếp xó vào đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, và toàn bộ hồ sơ của dự án đã bị Giám đốc CIA Richard Helms cho tiêu hủy vào năm 1973.

Từ những con chip siêu nhỏ đến các “viên thuốc thông minh”

Bước sang thế kỷ XXI, tham vọng "kiểm soát hành vi, tư tưởng, suy nghĩ" của con người lại trỗi dậy trong các lãnh đạo của nước Mỹ. Từ thời Tổng thống George W. Bush, chương trình vũ khí kiểm soát não được nâng cấp, hiện đại hóa bằng công nghệ mới của thế kỷ XXI. CIA lại được giao chủ trì dự án, và cơ quan này đã tài trợ cho các chương trình nghiên cứu của các trường đại học và thuê các chuyên gia hàng đầu về thần kinh học để thực hiện.

Dựa trên nền tảng công nghệ nano, người ta xây dựng các chip điện tử cảm biến cực nhỏ - kích thước chỉ vài nanomét (1 mét bằng 1 tỉ nanomét), để dễ dàng cấy vào não người mà đối tượng không hề hay biết. Ban đầu, hoạt động này được xây dựng dựa vào kỹ thuật cấy chip điện tử nhằm mục đích kiểm soát các vật cưng, vật nuôi ở trang trại và người già neo đơn không người chăm sóc. Nhưng sau đó, tiềm năng lợi ích của nó đã thu hút các "bậc thầy" về do thám, theo dõi con người quan tâm và những thí nghiệm đầu tiên đã bắt đầu được triển khai.

Cột thu phát sóng điện thoại di động được sử dụng để lắp đặt thiết bị thu phát sóng điện từ kiểm soát não.

Chuyên gia Baird cho biết, đã một thời gian dài, hàng ngàn bậc cha mẹ ở Mỹ đã không hề hay biết con cái của họ đã bị cấy chip điện tử theo dõi khi họ đưa con cái đến các phòng khám răng, các con chip đã được cấy vào chân răng trẻ em Mỹ. Rồi những "viên thuốc thông minh" ra đời từ các nghiên cứu của các trường đại học được tán dương là thành tựu vượt bậc của công nghệ hỗ trợ y học. Nhưng đó cũng là một "công cụ" nữa bị các cơ quan tình báo của Chính phủ Mỹ bí mật lợi dụng nhằm mục đích an ninh quốc gia.

Một đối tượng TI có thể bị cấy chip bằng cách chụp thuốc mê hay chỉ đơn giản là tiêm thẳng vào máu khi trị bệnh thông thường. Sau đó, mọi hoạt động của đối tượng TI, suy nghĩ, cảm xúc, hành vi, kể cả khẩu vị ăn uống, thị hiếu, ước mơ, bản sắc cá thể của anh ta cũng đều bị giám sát, thậm chí bị điều khiển từ một máy tính đặt tại trung tâm điều khiển của CIA hoặc NSA, hoặc một cơ quan an ninh khác. Sự tự do của con người hoàn toàn biến mất.

Vũ khí điện từ khiến cho cuộc sống của các TI bị hủy hoại, sức khỏe của anh ta suy sụp, rồi nhân cách, bản sắc cá nhân của anh ta cũng bị tàn phá. Mọi giá trị đạo đức con người đều bị bỏ qua. Tất cả chỉ nhằm phục vụ cho ý muốn của "ông thầy" - kẻ chủ trì điều khiển các TI.

Những nạn nhân của loại vũ khí điện từ này sẽ sống như trong địa ngục trần gian vì tất cả mọi thứ thuộc về anh ta từ trước đến nay đều thay đổi hoàn toàn mà anh ta không hề hay biết.

Paul Baird, một chuyên gia về do thám, theo dõi công dân Mỹ, cho rằng, thường thì sự bối rối, lẫn lộn khiến cho các nạn nhân trở nên kỳ quặc, khác thường hoặc họ phản ứng bằng cách chạy ra đường la toáng lên kêu cứu trong khi nhìn họ chẳng có vẻ gì cần cứu giúp cả. Chính điều này khiến các nạn nhân bị xem là những kẻ không bình thường.

Lời kể của những “vật thí nghiệm”

Một nạn nhân tên là Sean Alexander Alizada, cư ngụ ở thành phố San Diego, bang California, đã kể lại với trang tin BIN câu chuyện mình từng bị Sở Cảnh sát Los Angeles đánh thuốc mê, cưỡng bức cấy chip điện từ vào não làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống. Cũng như nhiều nạn nhân TI khác, phải mất khoảng 1 tháng sau hoặc lâu hơn Alizada mới phát hiện mình bị lâm vào tình trạng bị biến thành một thứ khác lạ, không phải là chính mình. Alizada kể một hôm, anh ta trở về nhà, sang nhà hàng xóm chào hỏi xã giao như anh ta thường làm.

Tuy nhiên, lần này, mọi người nhìn Alizada bằng một con mắt khác hẳn, cứ như thể anh ta vừa làm việc gì đó rất khác thường mà anh ta hoàn toàn không ý thức được. Việc này cũng nằm trong chương trình thí nghiệm nhằm nghiên cứu tác động xã hội của đối tượng. Rồi Alizada phát hiện máy vi tính cá nhân, máy tính xách tay, cổng Internet, tài khoản trên mạng xã hội của anh… đều thay đổi, chia sẻ với những đối tượng theo một quy ước rất lạ…".

Frank Olson, nạn nhân nổi tiếng của dự án MKUltra.

Cuộc sống đã thay đổi hoàn toàn, Alizada không biết gì hết. Alizada kể, sau đó anh ta nghe những giọng nói của những người hàng xóm, nhưng có vẻ như những giọng nói đó phát ra từ chính trong tai của Alizada, vì những người hàng xóm đang ở cách xa trên 30 mét, có nhiều lớp tường ngăn cách. Điều khó hiểu nhất với Alizada chính là, tất cả những suy nghĩ, tư duy vừa thoáng qua trong đầu chỉ vài giây sau anh ta đều được nghe lại bằng những giọng nói phát ra từ chính miệng những người hàng xóm đó. Alizada nhìn thấy những người hàng xóm của mình vừa "quệt quệt" ĐTDĐ của mình vừa thảo luận những điều vừa xuất hiện trong suy nghĩ của chính Alizada.

Deporah Dupré, phóng viên của trang tin BIN phụ trách loạt phóng sự về chương trình kiểm soát não, cho biết, không chỉ có Alizada, mà nhiều nạn nhân TI khác tiếp xúc với bà đều kể một câu chuyện giống nhau đại loại như thế. Từ thời Tổng thống George W. Bush cho đến Tổng thống Barack Obama, có đến hàng người đã trở thành các TI - nạn nhân của cuộc thí nghiệm vũ khí điện từ bí mật của Chính phủ Mỹ.

Theo chuyên gia Baird, FBI và các sở cảnh sát địa phương là những đơn vị phụ trách việc săn tìm "vật thí nghiệm", thường thì danh sách vật thí nghiệm do FBI đề xuất, được chọn lựa tùy hứng, nhưng thông thường nhất họ là những "người thổi còi" (tố giác tiêu cực) trong các cơ quan nhà nước, các nhà hoạt động, nhà văn, kẻ thù của bọn tội phạm, hay thành viên các nhóm người bị gạt bên lề xã hội. Bất cứ ai có quan hệ "đúng đắn" với FBI đều có thể đề cử một hoặc nhiều cái tên cho danh sách đối tượng TI.

Baird nói với trang tin BIN rằng, ông đã nhận được khoảng 12.000 lời kêu cứu từ các nạn nhân TI. Những nạn nhân này bị các loại tra tấn như giám sát tế bào thần kinh từ xa (remote neural monitoring, còn gọi là brain rape - hãm hiếp não bộ) và thần kinh thoại (neurophone, tức giọng nói truyền trực tiếp vào trong não). Những kiểu tra tấn này thường được thực hiện bởi các toán giám sát sử dụng các máy tính mạnh kết nối qua vệ tinh quỹ đạo đồng bộ. Các toán kỹ thuật cao đó làm việc bên trong tổng hành dinh CIA ở Langley, trong cơ sở Fort Meade của NSA và các cơ sở khác của cộng đồng tình báo Mỹ

An Tôn (tổng hợp)
.
.
.