Vì sao Mỹ dội pháo uy lực khủng khiếp chỉ kém bom nguyên tử xuống Syria?
"Cơn mưa thép"
Hiện Mỹ đang có một lực lượng cực mạnh bao quanh Iran, sẵn sàng vào trận khi có lệnh. Hệ thống pháo phản lực HIMARS biệt danh "cơn mưa thép" khi khai hỏa sẽ tạo ra trận bão lửa hủy diệt đối phương. Ngày 9-7, liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đã dùng vũ khí này để bắn dữ dội trong cuộc diễn tập tại Al-Tanaf, Syria.
Từ lâu hệ thống pháo phản lực phóng loạt được coi là vũ khí mạnh chỉ sau bom hạt nhân. |
Động thái này được giới quan sát cho rằng Washington đang muốn chứng tỏ sức mạnh và gửi tín hiệu tới Tehran. "Quân đội Mỹ cùng với lực lượng liên minh đang tiến hành diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn với mục đích nhằm hoàn thiện kỹ năng chiến đấu đánh bại các tay súng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đảm bảo chúng không quay trở lại khu vực cách Al-Tanaf 55km", lực lượng Mỹ tại Syria ra thông báo cho biết.
Đáng chú ý trong cuộc diễn tập này, Mỹ đã sử dụng nhiều tổ hợp pháo phản lực HIMARS biệt danh "cơn mưa thép" để trút hỏa lực xuống mục tiêu giả định. Từ lâu hệ thống pháo phản lực phóng loạt được coi là vũ khí mạnh chỉ sau bom hạt nhân. Sức mạnh của chúng khi tấn công thường tạo ra sức công phá kinh hoàng, gây tâm lý hoang mang cho đối thủ.
Ngoài không quân ngày gần đây thị uy thì còn có lượng không nhỏ lục quân với những vũ khí cực mạnh như hệ thống pháo phản lực HIMARS, xe tăng M1 Abarams, pháo tự hành... M142 High Mobility Artillery Rocket System (HIMARS) là phiên bản thu gọn của hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270 do Mỹ chế tạo. So với M270 thì hệ thống có thể được đưa đến chiến trường bằng máy bay vận tải chiến thuật C-130.
Bên cạnh đó, M142 được gắn trên khung gầm xe tải nên chi phí vận hành và bảo dưỡng cũng rẻ hơn so với khung gầm bánh xích (M269) của hệ thống M270. Tuy vậy chính điều này lại hạn chế tính cơ động chiến thuật của nó với các địa hình như đầm lầy hay vùng băng tuyết.
Vũ khí tấn công chính xác
Là một sản phẩm của tập đoàn Lockheed Martin, M142 được quảng cáo là "vũ khí tấn công chính xác đất đối đất" sử dụng hệ thống hỏa tiễn đa nòng dẫn đường (MLRS).
Hệ thống MLRS sử dụng mô đun ống nạp và hệ thống kiểm soát hỏa lực gắn trên xe tải tiêu chuẩn nặng 5 tấn với một kíp pháo thủ ba người vận hành. HIMARS chỉ mang được 1 container với 6 đạn rocket cỡ 227 mm hoặc 1 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS, so với 2 container và 12 đạn rocket hoặc 2 tên lửa MGM-140 của M270.
Theo các chuyên gia, đây là loại vũ khí sát thương cực lớn. Chỉ mất 20 giây để phóng 6 quả rocket. Vùng sát thương của hệ thống bao trùm một diện tích rộng 78,5ha. Bên cạnh đó hệ thống này còn có thể phóng tên lửa MGM-140 ATACMS, thậm chí tên lửa đạn đạo là MGM-168 Block IVA.
Hệ thống MLRS sử dụng mô đun ống nạp và hệ thống kiểm soát hỏa lực gắn trên xe tải tiêu chuẩn nặng 5 tấn với một kíp pháo thủ ba người vận hành. Tầm bắn của các loại đạn rocket trang bị bao gồm: đạn M26: 32km; đạn M26A1/A2: 45km: đạn M30/M31: 70km. Đặc biệt là tổ hợp có thể phóng tên lửa MGM-168 Block IVA (biến thể mới nhất của MGM-140 ATACMS) có tầm bắn lên tới 300km.
Việc sử dụng loại vũ khí này để thị uy tại Syria được cho là động thái tiếp tục phô diễn sức mạnh quân sự của Mỹ. |
Hãng AP trước đó dẫn nguồn tin quân sự Mỹ xác nhận, Lục quân nước này đã dùng pháo phản lực M142 HIMARS để tấn công một cuộc họp của lực lượng Taliban tại tỉnh Helmand, miền Nam Afghanistan. Cuộc tấn công khiến ít nhất 50 chỉ huy của lực lượng này thiệt mạng.
Phát biểu sau cuộc tấn công, phát ngôn viên lực lượng Mỹ ở Afghanistan, Trung tá Martin O'Donnell cho biết, mục tiêu của M142 là một trung tâm chỉ huy, nơi từng diễn ra nhiều buổi họp của Taliban. Với thiệt hại nặng nề sau đòn tấn công này sẽ tác động tới khả năng lên kế hoạch và hoạt động tác chiến của Taliban ở miền Nam Afghanistan.
Hệ thống M142 HIMARS cũng đã được nhiều quân đội các quốc gia NATO quan tâm khi mà đầu năm 2018, Romania đã đặt mua một số lượng lớn hệ thống này và mới đây nhất, Ba Lan, Ukraine cũng đã mua 20 hệ thống M148.