Trung Quốc triệt đường dây bán trẻ em qua mạng có móc nối của bệnh viện
Một cuộc điều tra tiếp theo đã dẫn cảnh sát đến những kẻ tình nghi khác. "Sau khi thành lập một ban điều tra… chúng tôi đã bắt thêm ba nghi phạm nữa. Cho đến nay, có sáu người bị giam giữ và vụ việc vẫn còn đang được điều tra", cơ quan cảnh sát cho biết.
Buôn trên nền tảng WeChat
Một bé trai sơ sinh đã được chào bán với giá 60.000 nhân dân tệ (9.200 USD) trên mạng xã hội Trung Quốc, cảnh sát đã bắt 6 người liên quan, theo một tuyên bố của cảnh sát.
Một báo cáo điều tra của tờ Xiaoxiang Morning Post, tờ báo đầu tiên chỉ ra một nhóm có trụ sở tại thành phố Ích Dương, tỉnh Hồ Nam. Nhóm này bị buộc tội tham gia hoạt động buôn bán người thông qua nền tảng nhắn tin phổ biến WeChat.
Theo bài báo được xuất bản mới đây, nhóm này đã đăng một thông tin bán "một đứa trẻ mới sinh, khỏe mạnh" vào khoảng giữa tháng 6. Bất cứ ai quan tâm đến việc mua đứa bé "hãy đến Hồ Nam, Yiyang một cách nhanh chóng", theo SCMP.
Bài viết được kèm theo hai video về trẻ sơ sinh và thông tin về cha mẹ của nó, những người "cảm thấy không thể nuôi một đứa con thứ hai", báo cáo cho biết. Báo cáo của cảnh sát cho biết, những kẻ buôn người liên lạc với phụ nữ mang thai khi họ đến bệnh viện và thường có thể tìm được người mua con mình "trong vòng hai đến ba ngày".
Một số thành viên băng đảng đã liên lạc ở nhiều bệnh viện trên khắp Yangyi. Còn về đứa bé trai được đưa ra bán, mẹ đẻ của bé bị yêu cầu ký tên vào một tờ khai tuyên bố: "Tôi từ bỏ con tôi một cách tự nguyện [và] miễn phí.Tôi hy vọng các bạn (cha mẹ nuôi) có thể đối xử tử tế với cháu bé".
78 nghi phạm buôn bán trẻ em ở Trung Quốc sa lưới. |
Bác sĩ tham gia đường dây buôn bán trẻ em
Tại Trung Quốc, mỗi năm có hơn 200.000 trẻ em rơi vào đường dây buôn bán trẻ em. Gần đây, người dân Trung Quốc đã phát động phong trào phơi bày các đường dây buôn bán trẻ em ra ngoài ánh sáng. Một số bệnh viện chính quy bị phát hiện là đã giúp làm giấy chứng sinh giả cho hơn 600 trường hợp. Nhưng không chỉ có bệnh viện, mà cả cảnh sát đương chức cũng trực tiếp hưởng lợi từ đường dây này.
Đài Truyền hình Hồ Nam tiết lộ bằng chứng về các cuộc giao dịch mờ ám của một số bệnh viện chính quy. Một tình nguyện viên nằm vùng tại chợ đen trong hơn một năm, phát hiện có một số bệnh viện chính quy cấp giấy chứng sinh giả cho thị trường này với giá cao. Tính đến nay đã có hơn 600 đứa trẻ "không rõ nguồn gốc" có lai lịch mới thông qua phương thức trên.
Báo cáo trên chỉ rõ, tất cả các gia đình mua giấy chứng sinhđều đến từ tỉnh Phúc Kiến, còn các bệnh viện trong đường dây nằm rải rác khắp Trung Quốc, trong đó có Bệnh viện Nhân dân; Bệnh viện Bảo vệ và Chăm sóc sức khoẻ Bà mẹ và Trẻ em; Bệnh viện Dịch tễ… Ví dụ trường hợp của anh Ngô Chương Vọng, sống tại thành phố Phúc Thanh thuộc tỉnh Phúc Kiến, có con trai là Ngô Vân Huyên, sinh ngày 15-11-2008.
Anh Ngô đã mua cho con mình một giấy chứng sinh tại Bệnh viện Bảo vệ và Chăm sóc Sức khoẻ Bà mẹ và Trẻ em tại thành phố Trịnh Châu, trên đó có đóng con dấu chính thức của bệnh viện. Anh Ngô Chương Vọng nói, anh mang giấy chứng sinh này lên làm hộ khẩu cho con và không gặp phải bất cứ chướng ngại gì, anh còn đưa thêm tiền cho người giúp anh làm giấy chứng nhận này. Nhưng khi hỏi người đó cụ thể là ai, anh Ngô tỏ ý không muốn tiết lộ.
Theo báo cáo của tình nguyện viên nằm vùng, qua hơn chục gia đình đã mua giấy chứng sinh giả cho con thì biết được giá cho mỗi tờ chứng sinh là từ vài ngàn đến vài vạn tệ (vài triệu cho đến vài chục triệu VND).
Còn theo người làm việc tại chợ đen đó tiết lộ, giấy chứng sinh của bệnh viện chính quy có giá từ 5-10 vạn tệ (khoảng 160 triệu đến hơn 300 triệu VND). Anh ta nói sở dĩ giá cao như vậy là bởi vì họ còn phải chia cho cả một đường dây lớn chứ không phải vài ba người. Đối với những gia đình hiếm muộn con cái, sự tồn tại của đường dây này chỉ là vấn đề về kinh tế, còn đối với những gia đình có con bị bắt cóc thì có thể cả đời họ cũng không thể tìm lại được con mình.
Anh Ngũ Hưng Hổ tại huyện Bồ Thành, tỉnh Thiểm Tây có một đứa con trai bị bắt cóc vào năm 2008, đến nay vẫn chưa tìm thấy. Trong suốt quá trình tìm kiếm, anh phát hiện ra các đường dây buôn bán ngầm trong xã hội Trung Quốc.Anh Ngũ nói: "Khi một gia đình mua một đứa trẻ, họ chỉ cần bỏ ra vài nghìn tệ (vài chục triệu đồng) là có được một tờ giấy chứng sinh giả, sau đó họ mang đến đồn cảnh sát và đút lót cho họ ít tiền là có ngay sổ hộ khẩu, rất nhanh chóng". Trong đường dây này, ngoài bệnh viện còn có sự can thiệp của cảnh sát địa phương.