Tình báo Nga đang điều khiển cựu nhân viên CIA Edward Snowden?

Thứ Hai, 26/05/2014, 10:03
Theo thông báo được công bố ngày 30/4, Giám đốc và Phó Giám đốc Cơ quan Tình báo quân đội Mỹ (DIA) sẽ từ chức vào cuối năm 2014. Theo đó, Trung tướng Michael Flynn, Giám đốc DIA và Phó Giám đốc DIA David Shedd sẽ chính thức về hưu vào mùa thu 2014. Việc này diễn ra trong bối cảnh DIA đang tiến hành nhiều cải tổ lớn.

Theo tờ Washington Post, ông Michael Flynn bị ép từ chức do bất đồng quan điểm với một số nhân vật cấp cao, trong đó có Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách tình báo Michael Vickers. Hiện chưa có thông tin chính thức về người thay thế ông Michael Flynn, nhưng theo tờ Washington Post, có thể Trung tướng Mary Legere sẽ được bổ nhiệm vào vị trí này và trở thành nữ tướng đầu tiên lãnh đạo DIA.

Tuyên bố gây sốc của Tướng Keith Alexander được đưa ra sau khi tờ The Guardian của Anh dẫn lời Edward Snowden cho biết, không chỉ lãnh đạo các nước và các chính trị gia, mà mọi người dân đều nằm trong tầm giám sát của các cơ quan tình báo và mật vụ Mỹ gồm CIA và NSA. Điều này đồng nghĩa với việc, NSA và CIA biết rõ về đời tư của từng người dân.

Trong videoclip ngắn vừa công bố trên mạng Youtube, Edward Snowden khẳng định, trung tâm của những hoạt động do thám tổng lực này được đặt ở thủ đô Toronto của Canada. Trước đó, Hãng Reuters cũng dẫn lời luật sư của cựu nhân viên CIA cho biết (30/4), quy chế tị nạn của Edward Snowden dự kiến sẽ được gia hạn. Theo luật sư Jesselyn Radack, quy chế tị nạn tạm thời ở Nga của Edward Snowden sẽ hết hạn vào cuối tháng 6, nhưng nhiều khả năng sẽ được gia hạn.

Tướng Keith Alexander.

Trong một diễn biến liên quan, sau cuộc gặp tại Nhà Trắng hôm 3/5, Thủ tướng Angela Merkel thừa nhận, lãnh đạo Đức và Mỹ vẫn chưa đạt được thỏa thuận không giám sát lẫn nhau. Bởi theo yêu cầu của bà Angela Merkel, Washington phải ký với Berlin thỏa thuận ngừng các hoạt động do thám, nhưng Tổng thống Barack Obama khẳng định, đây là điều không thể vì Mỹ chưa có tiền lệ ký thỏa thuận tương tự với bất cứ quốc gia nào. Điều này cho thấy, Mỹ và Đức không xóa được mâu thuẫn về do thám. Trước đó, Berlin đã quyết định không mời Edward Snowden tới Đức để lấy lời khai giúp quá trình điều tra các hoạt động do thám của NSA bởi việc này có thể gây nguy hại tới lợi ích quốc gia. Berlin cho rằng, nếu mời Edward Snowden tới Đức, thì các cơ quan tình báo Mỹ sẽ "ít nhất là tạm thời" hạn chế hợp tác với các cơ quan tình báo Đức.

Giới chuyên môn khá quan tâm tới việc trang chủ của NSA bị tấn công. Việc NSA do thám điện thoại di động của Thủ tướng Đức Angela Merkel và thu thập dữ liệu của công dân Đức được coi là một trong những nguyên nhân khiến Matthias Ungethum thực hiện hành động kể trên.

Theo giới truyền thông, ngày 1-5, Chính phủ Mỹ đã công bố bản báo cáo mang tên Big Data, đánh giá về tình trạng bảo mật thông tin trên internet, đồng thời kêu gọi Quốc hội sớm thông qua các điều khoản bổ sung giúp tăng cường bảo vệ quyền riêng tư của người dân Mỹ. Trước đó (12-2), Washington công bố Dự thảo luật nhằm hướng dẫn các tổ chức trong mạng lưới hạ tầng thiết yếu của Mỹ cải thiện hệ thống an ninh mạng. Dự luật được công bố đúng một năm sau khi Tổng thống Barack Obama ký sắc lệnh kêu gọi đẩy mạnh công tác này. Được biết, Lầu Năm Góc đã đề xuất chi 4,7 tỉ USD cho an ninh mạng trong năm 2014 bất chấp ngân sách quốc phòng đang bị cắt giảm. Gần 1 tháng trước (23-4), hội nghị quốc tế về quản lý Internet đã diễn ra tại Sao Paulo, Brazil với mục tiêu tăng cường đảm bảo an ninh và giám sát hoạt động của Internet, cũng như tìm kiếm những đối tác toàn cầu mới.

Cách đây không lâu (24/4), Tổng thống Nga Putin đã gọi Internet là dự án của CIA và cam kết bảo vệ các quyền lợi của Moskva trong lĩnh vực này. Được biết, Điện Kremlin đang nỗ lực tăng cường kiểm soát Internet và Quốc hội Nga vừa thông qua luật buộc các website truyền thông xã hội duy trì máy chủ tại Nga và lưu giữ thông tin về những người sử dụng của họ trong ít nhất nửa năm. Trước đó, 30-1, Thiếu tướng Yuri Kuznetsov, Tư lệnh quân đội Nga cho biết, Moskva có kế hoạch thành lập các đơn vị phòng thủ không gian mạng đặc biệt để đối phó với các cuộc tấn công mạng trong những năm tới. Việc thành lập các đơn vị phòng thủ không gian mạng được tiến hành theo từng giai đoạn và sẽ được hoàn thành vào năm 2017 với nhiệm vụ bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng của các lực lượng vũ trang Nga và đối phó với các cuộc tấn công máy tính

Quốc Tuấn - Khắc Dũng
.
.
.